Đỉnh Yên Tử cao bao nhiêu mét? Đường lên đỉnh thiêng Yên Tử

Đỉnh Yên Tử

Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng đầu miền bắc. Người xưa có câu “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”. Mỗi dịp đầu năm cùng với lễ hội Yên Tử, Đỉnh Yên Tử lại chào đón hàng nghìn du khách về vãn cảnh cầu may.

Hành trình lên Đỉnh Yên Tử

Trong bài viết dưới đây, Lead Travel sẽ hướng dẫn chi tiết cho du khách hành trình chinh phục non thiêng Yên Tử nơi dãy Đông Triều hùng vĩ.

Chùa Yên Tử ở đâu? Thờ ai?

Đỉnh Yên Tử
Đỉnh Yên Tử

Chùa Yên Tử tọa lạc trên dãy núi Đông Triều, thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Yên Tử là hệ thống các chùa chiền, am, lăng, tháp… những công trình liên quan tới Phật hoàng Trần Nhân Tông và dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do người sáng lập.

Hành trình lên đỉnh thiêng Yên Tử

Hiện nay, khi du khách đến Yên Tử sẽ di chuyển theo hành trình qua các chùa – am từ quốc lộ 18  đến khu trung tâm danh thắng Yên Tử:

Chùa Trình (Chùa Bí Thượng): đây có thể xem như là nơi báo danh, trình diện cho du khách trước khi lên Yên Tử.

Từ quốc lộ 18 đến khu trung tâm Yên Tử, du khách có thể chọn vào thắp hương các chùa:

Chùa Suối Tắm: nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông dừng chân nghỉ ngơi tại đây.

Chùa Cầm Thực, chùa Lân… Có thể xem hệ thống chùa trong danh thắng Yên Tử được thiết kế như “nghi lễ” bắt buộc cho các Phật tử trước khi lên đỉnh thiêng Yên Tử.

Đỉnh Yên Tử
Đỉnh Yên Tử

Qua quãng đường từ quốc lộ 18, du khách di chuyển đến khu vực trung tâm danh thắng Yên Tử. Từ bãi gửi xe trung tâm, du khách di chuyển bằng xe điện hoặc đi bộ qua trung tâm văn hóa Yên Tử, sau đó tiếp tục di chuyển lên chùa Giải Oan, Yên Tử.

Theo tương truyền, nguồn gốc chùa Giải Oan: khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng đi tu, các cung tần mĩ nữ của ngài mong muốn ngài quay lại triều đình. Nhà vua tỏ rõ quyết định ở lại Yên Tử, khuyên họ trở vè làm lại cuộc đời. Để tỏ lòng trung, một số người đằm mình dưới suối tự vẫn.

Thương tiếc, vua đã lập đàn để cúng giải oan cho các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng về sau được gọi là chùa Giải Oan. Chùa Giải Oan nằm ngay bên dòng suối Giải Oan. Chùa Giải Oan được xem như “cửa ngõ” mở đầu cho chuyến hành hương lên đất thiêng Yên Tử. Chùa mang ý nghĩa là “ranh giới” của cõi hồng trần và nơi tu hành. Bước qua Chùa Giải Oan, du khách hãy tạm gác lại những phiền muộn, lo âu… vụn vặt, thưởng thức cảnh đẹp Yên Tử nơi núi cao mây ngàn, tìm về miền thanh tịnh.

Từ chùa Giải Oan, du khách bắt đầu quãng đường núi dốc dựng đứng, qua hàng nghìn bậc thang với chiều dài hơn 6km lên chùa Đồng Yên Tử.

Chùa Hoa Yên: chùa lớn nhất Yên Tử, nơi Phật Hoàng và các vị tổ sư Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo.

Cụm Tháp Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử.

Khu Tháp Tổ: nơi cất giữ một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng xá lị của các vị tu hành khác trên núi Yên Tử.

Chùa Một Mái: Nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường đọc sách, soạn kinh. Chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Phật tổ và thờ Mẫu.

Am Ngự Dượng, am Thung: Đây là nơi Phật Hoàng điều chế thuốc, không chỉ chữa bệnh cho các nhà sư trên núi Yên Tử mà còn phân phát thuốc cho bách tính vào lúc dịch bệnh.

Chùa Bảo Sái: chùa đặt tên theo đệ tử thân tín của Phật Hoàng. Đây là nơi tu hành của đệ tử này. Được ngài giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả kinh văn của Trúc Lâm Yên Tử (một việc rất quan trọng thời xưa)

Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: tượng mới được khánh thành vào năm 2013, Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15m, nặng 138 tấn.

Tượng An Kì Sinh: theo truyền thuyết, đây là tượng của một vị tu sĩ hóa đá.

Đỉnh Yên Tử
Chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử

Chùa Đồng (Thiên Trúc Tự): Điểm  đến cao nhất ở Yên Tử là chùa Đồng – trên độ cao 1068m. Khi Phật Hoàng còn tại thế, đây là nơi ngài ngồi tọa thiền với một bên là vách đá dựng đứng. Về sau, chùa đươc vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, chùa được tạc bằng đồng. Đến năm 2007, chùa được trùng tu và giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày nay. Chùa Đồng hiện thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm. 

Di chuyển lên Yên Tử

Đỉnh Yên Tử
Đỉnh Yên Tử

Để lên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách có thể chọn di chuyển bằng đường bộ như hành trình trên. Hoặc kết hợp di chuyển bằng cáp treo Yên Tử.

Hành trình đi cáp treo Yên Tử: Chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên (chặng 1), từ chùa Một Mái đến gần tượng An Kì Sinh (chặng 2).

Giá vé đi cáp treo khứ hồi 2 tuyến là 350,000đ/ người.

Nên đi Yên Tử vào thời gian nào?

Đỉnh Yên Tử
đường tùng Yên Tử

Đa phần du khách thường chọn đi Yên Tử từ những ngày đầu tháng Giêng cho đến tầm tháng 3 âm lịch, kết hợp du xuân, vãn cảnh cầu may đầu năm. Đây cũng là khoảng thời gian tổ chức lễ hội Yên Tử từ mùng 10 tháng Giêng.

Vào các thời gian khác trong năm, Yên Tử khá yên tĩnh, ít du khách tham quan. Thích hợp cho những ai muốn tìm về nơi bình yên ngày cuối tuần.

Tham Khảo

>>>Tour du lịch Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Với 9 Ưu điểm nổi bật

Kinh nghiệm ăn uống – lưu trú tại Yên Tử

Đỉnh Yên Tử
Đỉnh Yên Tử

Quảng Ninh hiện nay khá phát triển khác dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Du khách đến Yên Tử có thể chọn lưu trú tại thành phố Uông Bí hay các nhà nghỉ, khách sạn cao cấp ngay dưới chân núi Yên Tử.

Nếu chọn lưu trú ở gần Yên Tử, bạn có thể tham khảo làng Nương Yên Tử 3 sao và khách sạn Legacy Yên Tử Mgallery 5 sao ở ngay dưới chân núi. Với hệ thống nhà hàng, phòng đa chức năng, bể bơi… sang trọng.

Ở khu vực dịch vụ Yên Tử có khá nhiều nhà hàng chuyên các món ăn chay và ăn thường. Suất ăn chay từ 80.000đ/ khách và từ 120.000đ/ suất với cơm thường.

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm đi Yên Tử, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang tốt nhất cho chuyến đi sắp tới.

Tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH YÊN TỬ TRỌN GÓI và liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn những thông tin mới nhất về lịch trình tour, phương tiện di chuyển, đặt phòng khách sạn…

Chúc bạn có chuyến du lịch trọn vẹn.