Chi tiết vé vào chùa Tam Chúc cùng các dịch vụ khác (mới nhất 2020)

vé vào chùa Tam Chúc

Bạn đang dự định cho chuyến du lịch tham quan chùa Tam Chúc nhưng đang thắc mắc về giá vé vào chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền? tổng chi phí du lịch chùa Tam Chúc có đắt không?

Trong bài viết dưới đây của Lead Travel sẽ giúp quý khách có được những hành trang tốt nhất cho chuyến du lịch trọn vẹn

Giải đáp vé vào chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền?

đi chùa Tam Chúc
kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc – Đình Tam Cgúc

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa có diện tích lớn nhất đông Nam Á tọa lạc tại khu du lịch sinh thái Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa linh thiêng ghi dấu ấn với nhiều hiện vật quý cùng những công trình đồ sộ.

Giống như ngôi chùa Bái Đính nổi tiếng Ninh Bình, du khách đến chùa Tam Chúc sẽ không mất vé vào chùa Tam Chúc. Vé vào cổng chùa Tam Chúc hoàn toàn miễn phí, mở cửa cho du khách tự do tham quan, vãn cảnh, chiêm bái.

Tuy nhiên, quãng đường từ cổng chùa vào đến khu chính điện của chùa với khoảng cách hơn 6 km, đa phần du khách đều chọn di chuyển bằng xe điện.

Xe điện chùa Tam Chúc có mức giá là 90.000đ/ khách/ vé khứ hồi (miễn phí với trẻ em dưới 1m; vé xe điện không bán 1 chiều), đưa du khách từ cổng chùa vào đến cổng Tam Quan Nội – điểm bắt đầu của Trục Thần Đạo Tam Chúc.

Hành trình khám phá Tam Chúc bằng đường bộ

vé vào chùa Tam Chúc
vé vào chùa Tam Chúc

Bước vào cổng Tam Quan, bạn sẽ thấy ngay Vườn Kinh với các cây Cột Kinh bằng đá xanh nguyên khối. Dự kiến khi hoàn thành, số lượng cây cột Kinh sẽ lên tới con số 999. Mỗi cây cột Kinh nặng hơn 200 tấn được tạc bằng đá xanh Thanh Hóa, cột cao 13,5m, rộng khoảng 2m. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Trên mỗi cây Cột Kinh được khắc lời răn dạy của Đức Phật.

Sau Vườn Kinh, du khách tiếp bước đến Điện Quan Âm, nơi thờ Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Trong điện là kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Sau Điện Quan Âm là Điện Pháp Chủ thở Phật Thích Ca Mâu Ni. Pho tượng được đúc bằng Đồng nặng 200 tấn – đạt kỷ lục bức tượng bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Trên bốn bức tường tại Điện Pháp Chủ được ghép bởi 12000 phù điêu tạc bằng đá núi lửa từ Indonesia. Mỗi bức phù điêu là một câu chuyện trong cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài Sinh, tu hành, đắc đạo và nhập cõi Niết Bàn. Mỗi bức phù điêu có một mã số riêng, khi du khách muốn tìm hiểu về các bức phù điêu này, chỉ cần nhập mã của bức phù điêu lên ứng dụng trên điện thoại là toàn bộ chú thích sẽ được hiện ra.

Lễ hội chùa Tam Chúc Ba Sao
Lễ hội chùa Tam Chúc Ba Sao – Điện Pháp Chủ

Tiếp tục hành trình, du khách sẽ đến với điện Tam Bảo có diện tích lớn nhất chùa Tam Chúc. Trong điện thờ ba vị Tam Bảo đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Điện Tam Bảo có sức chưa trên 5000 Phật tử cùng lúc hành lễ.

Điểm đến cuối cùng của du khách là chùa Ngọc, chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh với độ cao 468 m. Chùa làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, nặng hơn 2000 tấn, do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm. Chùa thờ Phật A Di Đà được tạc bằng đá hồng ngọc nhập khẩu từ Myanmar nặng hơn 4,9 tấn.

 Từ Chùa Ngọc Tam Chúc, du khách có thể thấy rõ vị trí đắc địa của chùa Tam Chúc với phía trước trông ra hồ Lục Nhạc với 6 quả núi nổi bật giữa hồ, phía sau tựa vào dãy núi Thất Tinh trùng điệp.

Tham quan Tam Chúc kết hợp đường thủy và đường bộ

vé vào chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền
vé vào chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền? – vé đi du thuyền hồ Tam Chúc

Ngoài cách di chuyển bằng xe điện, bạn có thể chọn di chuyển kết hợp tham quan bằng du thuyền hồ Tam Chúc.

Từ bãi đỗ xe, du khách mua vé tàu thủy chùa Tam Chúc, tiếp tục di chuyển đến Trung tâm hội nghị  quốc tế Veask, ra bến thuyền, lên tàu bắt đầu hành trình khám phá hồ Tam Chúc. Trong suốt hành trình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì ảo, thơ mộng của hồ Tam Chúc. Nghe hướng dẫn viên giới thiệu những câu chuyện, điển tích, điển cố về đền Mẫu, đảo Cò… mang đậm sắc thái huyền bí.

Thuyền sẽ đưa du khách cập bến Đình Tam Chúc, nơi thờ Hoàng Hậu Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Du khách tự do tham quan và chụp ảnh trên cây cầu đá bắc ra lòng hồ Cầu Xuân nổi tiếng. Nếu bạn đi vào mùa hè sẽ có cơ hội chụp với đầm sen tuyệt đẹp.

lịch trình tham quan chùa Tam Chúc
lịch trình tham quan chùa Tam Chúc – du khách check in ở cây cầu đá nổi tiếng

Sau khi tham quan Đình Tam Chúc, du khách tiếp tục tham quan hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo nổi giữa hồ như 6 quả chuông nhà trời. Điểm cuối hành trình, du khách xuống thuyền ở ngay trước cổng Tam Quan Nội, tiếp tục hành trình chiêm bái chùa Tam Chúc như trên.

Giá dịch vụ du thuyền Tam Chúc 1 chiều + vé xe điện 1 chiều là 200.000đ/ khách (miễn phí với trẻ em dưới 1m)

Tham Khảo 

>>>>Tour du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam 1 ngày Khuyến Mại

Những lưu ý cho du khách khi đi tham quan chùa Tam Chúc

Hiện nay, chùa Tam Chúc mở cửa cho du khách đến tham quan và làm lễ bái, song song với đó là việc thi công các công trình xây dựng nên trên đường tham quan chùa, bạn có thể thấy những đống đá, cát ngổn ngang… khá bụi. Du khách nên mang theo khẩu trang, mũ hoặc ô để bảo vệ sức khỏe, tránh thời tiết nắng nóng.

xem lễ hội chùa Tam Chúc
hàng vạn du khách về xem lễ hội chùa Tam Chúc

Vào ngày lễ đầu năm hoặc lễ hội, lượng du khách đổ về tham quan chùa Tam Chúc khá đông nên không tránh khỏi cảnh đông đúc, chờ đợi. Nếu muốn có chuyến hành hương thoải mái, du khách nên chọn đi vào khoảng thời gian khác trong năm.

Nên tự chuẩn bị lễ ở nhà cho tiết kiệm. Lưu ý là chùa Tam Chúc thờ Phật, du khách nên chuẩn bị lễ ngọt hoặc chay, tuyệt đối không mang lễ mặn, sống, vàng tiền âm phủ vào chùa.

Chú ý mặc quần áo lịch sự, thoải mái khi vào chùa. Nên tham khảo thời tiết Hà Nam trước khi đi, nên chọn những đôi giày thể thao, xăng đan… thoải mái vì hành trình đường bộ Tam Chúc khá dài.

Không nên sờ hay vẽ, đánh dấu nên các công trình trong chùa. Nhà có trẻ em đi theo cần đặc biệt lưu ý. Vứt rác đúng nơi quy định trong chùa.

Kinh nghiệm ăn nghỉ khi đi chùa Tam Chúc: hiện nay khu vực nhà hàng và khách sạn tại chùa Tam Chúc đã đưa vào hoạt động, du khách có thể chọn ăn uống và lưu trú ngay trong khu du lịch. Hoặc di chuyển ra các nhà hàng quanh chùa như nhà hàng Tam Chúc, nhà hàng Gia Đình…

Gợi ý đặc sản Hà Nam làm quà: cá kho làng Vũ Đại, quýt Lý Nhân, hồng Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng, bánh đa Kiện Khê, mắm cáy Bình Lục…

Tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH HÀ NAM TRỌN GÓI và liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn những thông tin mới và chính xác nhất.

Chúc quý khách có chuyến du lịch trọn vẹn nhất!