Chùa Tam Chúc hay còn được gọi là quần thể khu du lịch Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam, được ví von là Vịnh Hạ Long trên cạn. Chùa Tam Chúc tương lai được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nào Hãy cùng khám phá xem Chùa Tam Trúc có gì nào.
Chùa Chúc nằm ở đâu ?
Chùa Tam Chúc nằm tại Xã Ba Sao , Huyện Kim Bảng , Tình Hà Nam cách thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km . Chùa Tam Chúc là 1 quần khu quần thể du lịch tâm lịch Tam Chúc với tổng diện tích hơn 500ha.
Chùa Tam Chúc có gì ?
Chùa Tam Chúc hay Tam Chúc Tự hay có người gọi là Chùa Tam Trúc có một vị thế khá đặc biệt . Thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang.
Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về…Tất cả những điều này đều là do chị hướng dẫn viên nói cho mình biết
Chùa Tam Chúc có tham quan ?
Từ cổng vào Khu du lịch ( điểm bán vé) đã có 1 khoảng sân rộng,cảnh quan hoành tráng vs nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đứng đây tạo dáng đã có vô số tấm ảnh đẹp rồi, bên cạnh là điểm bán vé đi chùa luôn.
Các bạn nhớ vòng qua chỗ bến thuyền chụp ảnh, phong cảnh non nước hữu tình lắm ạ. Xong các bạn di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.
Nếu đi thuyền mất khoảng 15 20 phút vì thuyền đi khá chậm ( mình chụp ảnh và ngắm cảnh thoải mái ). Đi xe điện thì nhanh chưa đến 10 phút là đến rồi, xe điện chạy nhanh 1 mạch đến trước sân lên chùa luôn.
Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đã đến đây các bạn nên cố gắng tham quan hết nhé, 1 số công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Mình ấn tượng nhất là những bức tường phù điêu đặc biệt được tạc bằng đá núi lửa, nhìn y như gỗ thật trong Điện Quan Âm vô cùng tỉ mỉ, kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề.
Nếu đi thuyền mất khoảng 15 20 phút vì thuyền đi khá chậm ( mình chụp ảnh và ngắm cảnh thoải mái ). Đi xe điện thì nhanh chưa đến 10 phút là đến rồi, xe điện chạy nhanh 1 mạch đến trước sân lên chùa luôn.
Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đã đến đây các bạn nên cố gắng tham quan hết nhé, 1 số công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Mình ấn tượng nhất là những bức tường phù điêu đặc biệt được tạc bằng đá núi lửa, nhìn y như gỗ thật trong Điện Quan Âm vô cùng tỉ mỉ, kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề.
À nếu lựa chọn đi thuyền các bạn sẽ được vào Đình Tam Chúc, đk xây dựng ở giữa hồ để tham quan. ( ở đây có cây cầu dài chụp ảnh thì best đỉnh, các bạn nhớ để ý nha ).Theo mình nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn khi hoàn thiện, vì bây giờ cá nhân mình đã thấy rất nguy nga tráng lệ rồi.
Lịch trình tour Chùa Tam Chúc 1 ngày
07:00 Xe đón đoàn tại trung tâm Hà Nội. Khởi hành đi Khu danh thắng chùa Tam Chúc.
09:00 Đến Khu Danh Thắng Chùa Tam Chúc, đoàn dành 20 phút chuẩn bị đồ, vệ sinh cá nhân. Sau đó tập trung tại khu vực cổng nhà chờ Thủy Đình chụp hình tập thể.
09:30 Lên xe điện, tham quan toàn cảnh khu danh thắng, hồ Tam Chúc.
09:45 Tản bộ, tham quan, lễ phật chùa Tam Chúc theo thứ tự sau:
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan được xây 3 tầng mái cong có tổng diện tích sàn là 3.558m2, với chiều cao là 28.8m, nhìn ra bến du thuyền và là điểm trả khách của xe điện.
Từ Thuỷ Đình bạn đi thuyền mất 30 phút và đi xe điện mất khoảng 20 phút là tới Cổng Tam Quan.
Từ đây du khách bắt đầu đi bộ hành hương thăm quan và dâng hương Chùa Tam Chúc từ 3 cổng lớn rộng mở vào khu trung tâm.
Vườn Cột Kinh
Bước qua Cổng Tam Quan, Du khách bắt gặp trước mắt mình là khoảng không rộng lớn với những cây cột lớn vươn lên trời.
Vườn cột kinh gồm 32 cột đá xanh hình lục giác, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, chân cột là đài sen, đỉnh cột là nụ sen và được khắc những lời Phật dạy.
Đọc những lời dăn của Phật, du khách sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn, sống yêu thương và sống có nghĩa hơn.
Được lấy ý tưởng từ bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Nình Bình và được phục dựng lại với quy mô lớn không hề kém.
Điện Quán Âm
Đây là chính điện đầu tiên du khách tham quan khi vừa đi qua cổng tam quan.
Điểm nhấn của điện Quán Âm là những bức phù điêu kể về quá trình phổ độ chúng sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ.
Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng đen được đúc nguyên khối nặng 90 tấn.
Điện Pháp Chủ
Nằm ở giữa điện Quán Âm và điện Tam Thế, ngôi điện phụng thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 200 tấn do các nghệ nhân trong nước chế tác.
Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
Điện Tam Thế
Điện Tam Thế tọa lạc trên diện tích rộng 5.400m2, tại đây thờ ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ba pho Tam Thế nặng 80 tấn, được đúc bằng đồng đen và phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Chùa Ngọc – Đàn Tế Trời
Ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit, hoàn toàn không dùng bê tông.
Nên dù diện tích sàn chỉ có 13 m2 thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn và là biểu tượng như Đàn Tế Trời của KDL Tam Chúc.
Ba Sao cổ tự
Được trung tu tôn tạo lại vào năm 2020 và đón khách tham quan từ khoảng giữa năm. Di chuyển từ bến xe điện tại khu vực điện Tam Thế qua quãng đường khoảng 3km để đến được chùa.
Sau khi tham quan đoàn tập trung tại nhà hàng dùng Buffet trưa – có đủ lựa chọn món chay món mặn.
12:15 Kết thúc tham quan Chùa Tam Chúc, đoàn tập trung về lại khu vực lên xe điện để di chuyển đến nhà hàng Thủy Đình dùng cơm trưa.
13:30 Đoàn quay lại xe, tiếp tục hành trình tham quan khu danh thắng Chùa Địa Tạng Phai Lai.
Đoàn tiếp tục hành trình tham quan Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Ban đầu, chùa mang tên chùa Đùng – ngôi chùa bị bỏ hoang, ít ai biết đến nên xuống cấp trầm trọng. Mãi đến tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang mới về tiếp nhận, tu sửa lại khang trang và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai như hiện nay.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách viếng thăm mỗi năm. Đây không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn mang đến cho khách viếng sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.
15h00: Quý khách lên xe trở về Hà Nội.
16:15 Kết thúc tham qua, đoàn tập trung tại điểm đã hẹn trước. Xe đón đoàn trở về Hà Nội.
19:00 Về đến Hà Nội, kết thúc hành trình tham quan, chia tay đoàn và hẹn găp lại quý khách!
CHÍNH SÁCH GIÁ TOUR
Giá tour bao gồm:
Xe du lịch đời mới phục vụ quý đoàn theo chương trình.
Ăn trưa tại Nhà hàng.
Hướng dẫn viên suốt tuyến.
Nước suối trên xe, 1chai /khách/ngày.
Bảo hiểm Du lịch trọn tour, mức trách nhiệm cao nhất 20.000.000đ/khách.
Quà tặng của Lead Travel: mũ du lịch (nếu đi đoàn riêng)
Giá không bao gồm:
Thuế VAT.
Vé tàu du ngoạn hồ và thuyền Tam Chúc + xe điện: 200.000đ/khách – 270,000 đ/ khách .
Đồ uống trong bữa ăn và các chi phí cá nhân.
Hương hoa, tiền vàng cúng lễ tại Đền, Chùa
Giá cho trẻ e:
Dưới 5 tuổi: miễn giá tour, bố mẹ tự lo cho bé.
Từ 5 – 10 tuổi: tính 75% giá tour người lớn.
Trên 10 tuổi: tính 100% giá tour (hưởng mọi tiêu chuẩn của người lớn).
Lưu ý:
Giá tour có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của du khách.
Giá tour có thể thay đổi khi quý khách đi tour cuối tuần mà đặt tour quá sát ngày khởi hành (với tháng cao điểm du lịch lễ hội đầu năm).
Lịch trình tour có thể thay đổi cho phù hợp với nhu cầu tham quan lễ bái của đoàn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.