Khám phá chợ đông ba thiên đường ẩm thực đặc sắc không thể bỏ qua

Chợ Đông Ba là chợ lớn, lâu đời nhất ở Huế hiện nay. Đây là khu chợ mà có thể nói người Huế không ai là không biết, và không ai là chưa một lần đi chợ Đông Ba để mua một thứ gì đó. Và đây cũng là khu chợ được nhiều khách du lịch ghé tham quan, mua sắm mỗi khi đến Huế. Bài viết này, Lead Travel sẽ tìm hiểu về lịch sử chợ Đông Ba từ lúc hình đến thời điểm hiện tại, từ tên gọi của chợ, vị trí của chợ qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.

Lịch sử hình thành chợ Đông Ba

Năm 1999, thành phố Huế tổ chức kỷ niệm 100 năm “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại” (1899 – 1999). Nhưng theo lịch sử, cái tên chợ Đông Ba đã xuất hiện trước đó khá lâu, lúc chợ còn tọa lạc ở bên ngoài cửa Chánh Đông (tức cửa Đông Ba theo cách gọi dân gian).

Đầu thời Gia Long (1802), ngoài Kinh thành Huế có một cái chợ lớn mang tên Qui Giả thị (le Marché de ceux qui revienment). Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Thời Quang Toản loạn lạc, dân chúng ly tán, đến đầu triều Nguyễn thái bình, họ mới trở về.

Qui Giả là ngôi chợ của những người trở về. Gần một thế kỷ sau, vào mùa hè năm 1885, Kinh đô thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp đốt sạch. Đến 1887, vua Đồng Khánh cho xây lại chợ gồm có “Đình chợ” và “Quán chợ” lấy tên là chợ Đông Ba.

Suất đội Nguyễn Đình Nên bỏ tiền ra làm một cái đình ngói giữa chợ, hai bên phải trái có hai dãy quán ngói. Nguyễn Đình Nên được phép thu thuế 6 năm, mỗi năm 1300 quan. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái cho đem chợ “Đông Ba đem ra ngoài giại” (chỗ hiện tại), và đình chợ cũ được sửa lại thành trường Pháp Việt Đông Ba

Kiến trúc chợ Đông Ba xưa

Chợ Đông Ba thời Thành Thái gồm 4 dãy quán: trước, sau, phải , trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy tay phải 13 gian…đều lợp ngói, ở giữa chợ có một tòa lầu vuông, 3 tầng, tầng dưới có 4 vách tường, mỗi phía có 2 cửa, tầng trên 4 mặt đều có cửa và đều có mặt đồng hồ để điểm giờ.

Trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước rất tiện lợi. Lúc lấy nước, dùng tày quay máy thì nước tràn lên, phun ra. Đầu thế kỷ XX, đây là một công cụ của phương Tây phục vụ con người lần đầu tiên có mặt tại Huế.

Đầu thế kỷ 20, chợ Đông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ.

Năm 1967, chợ Đông Ba bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành.

Chợ Đông Ba ngày nay

Năm 1987, chợ Đông Ba được đại trùng tu. Tổng thể diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m², từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, một mặt là sông Hương, một mặt là phố chính Trần Hưng Đạo. Trong chợ tập trung hàng ngàn hộ kinh doanh cố định và buôn bán rong.

Chợ Đông Ba là một trong 3 chợ lớn nổi tiếng ở ba vùng Bắc – Trung – Nam của đất nước. Sau chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở thành phố Hồ Chí Minh là chợ Đông Ba

Thông tin du lịch chợ Đông Ba Huế

Chợ Đông Ba ngày nay là điểm đến du lịch của nhiều du khách đến Huế. Cả khách đi theo tour và khách du lịch tự do.

Trong quá khư, chợ Đông Ba Huế nổi tiếng vì sự nói thách của các chủ cửa hàng nên nhiều du khách đến Huế vẫn ngần ngại khi ghé chợ. Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng xã hội, chợ Đông Ba hiện nay là điểm đến thân thiện, dễ thương trong lòng du khách. Tình trạng nói thách, chèo kéo…đã không còn nữa. Dần dần đã có rất nhiều khách du lịch ghé chợ tham quan, mua sắm.

Chợ Đông Ba ở đâu? Hướng dẫn đường đi tới chợ

Địa chỉ chợ Đông Ba thành phố Huế tọa lạc tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa. Chợ nằm ngay bên mép cầu Trường Tiền, cách trung tâm thành phố khoảng 1,3km. Do nằm ngay trung tâm nên việc di chuyển tới chợ Đông Ba khá dễ dàng, thuận tiện. Tùy vào vị trí xuất phát của du khách gần hay xa để lựa chọn phương tiện di chuyển đến chợ Đông Ba sao cho hợp lý. 

Giờ mở cửa chợ Đông Ba là từ 5:00 sáng đến khoảng 19:00 tối. Riêng các ngày Lễ Tết, chợ sẽ đóng cửa muộn hơn một chút để phục vụ nhu cầu mua sắm của mọi người.

Nếu ở gần bờ sông, du khách có thể đi bộ vài chục mét là tới chợ, vừa có thể ngắm cảnh thành phố Huế mộng mơ lại vừa hít thở không khí trong lành. Hoặc du khách có thể di chuyển bằng xe máy. Sau khi tham quan xong chợ Đông Ba, bạn có thể đi khám phá các điểm du lịch khác như trường Quốc học Huế, chùa Thiên Mụ.

Chợ Đông Ba bán gì? Khám phá các khu chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba có diện tích khá rộng, khoảng 15.600m2 chia làm 3 tầng với hàng trăm gian hàng khác nhau bày bán đủ các loại mặt hàng. Vậy chợ Đông Ba bán gì? 

Khu bán vải vóc, quần áo

Khu vực cao nhất tại chợ Đông Ba tại tầng 3 sẽ đưa du khách lạc vào thế giới của những gian hàng quần áo, vải vóc cùng vô vàn các loại mũ, ví, túi xách,… Đây là không gian lý tưởng dành cho tín đồ đam mê thời trang và mua sắm.

Tới đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng bán vải may áo dài, một nét đặc trưng của xứ Huế. Bên cạnh những cửa hàng vải là những người thợ may với tay nghề xuất sắc tạo nên những chiếc áo dài vô cùng độc đáo, duyên dáng. Nếu cần tìm quà tặng cho các mẹ, các bà thì khu vực tầng 3 là lựa chọn tuyệt vời.

Khu đồ thủ công mỹ nghệ

Xuống tầng 2, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi vô vàn các gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo trong chợ Đông Ba. Du khách sẽ không khỏi hoa mắt khi nhìn những gian hàng bán đồ thủ công, các mặt hàng truyền thống như: nhang trầm, tinh dầu tràm Huế, vàng mã hoa giấy làng Sình, kim hoàn tinh xảo của làng Kế Môn, nón bài thơ đặc trưng xứ Huế của làng nón Phú Cam.

Bên cạnh đó là đồ tre của làng Dạ Lê, Bầu La, Phú Thứ với rổ, thúng mủng, chõng, giường, tấm mành lót,… Đặc biệt những vật dụng làm từ gốm như chén, bát, bình vôi,… đều được trạm trổ tinh xảo mang đậm phong cách hoài cổ của đất cố đô.  

Khu ẩm thực, ăn uống, đồ khô

Tầng 1 là khu ẩm thực chuyên bán những món ăn ngon ở Huế và  cũng được đánh giá là khu vực hấp dẫn nhất chợ Đông Ba. Khu vực này bày bán đủ loại hải sản khô miền Trung và các loại mắm đặc sản Huế như mắm ruốc Huế, mắm tôm chua, mắm cá rô, mắm nêm,… 

Những người bán hàng tại đây cũng rất thân thiện, hiếu khách, tư vấn kỹ càng nên bạn có thể tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên các loại đặc sản khô mùi khá nặng, bạn nên nhắc người bán đóng gói thật kỹ nhé! 

Cẩm nang tham quan chợ Đông Ba Huế chi tiết

Ăn gì ở chợ Đông Ba? Khám phá ẩm thực chợ Đông Ba

Không phải tự nhiên chợ Đông Ba được mệnh danh là địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ lỡ khi đến Huế. Ngoài bán các sản phẩm đặc trưng, đây còn là thiên đường ẩm thực hội tụ tất cả các đặc sản Huế với giá cả vô cùng phải chăng. Khi đến chợ, đảm bảo du khách sẽ cực kỳ hào hứng không biết nên ăn gì vì nhìn món nào nhìn cũng rất hấp dẫn. Một số món ăn ngon bạn có thể tham khảo sau đây:  

Bún bò huế chợ Đông Ba: đây là món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực Huế đã có từ rất lâu đời. Giá chỉ dao động từ 20.000 – 25.000 VNĐ/bát, hãy đến đây để thưởng thức bún bò Huế “chuẩn xịn” bạn nhé.  

Bún thịt nướng chợ Đông Ba: Những sợi bún trắng có độ dai vừa phải ăn kèm cùng thịt nướng thơm lừng. Hơn nữa, sợi bún và thịt hòa quyện với nước sốt mắm đặc trưng xứ Huế khiến bạn ăn 1 lần là nhớ mãi.

Bánh bột lọc chợ Đông Ba: Ẩm thực Huế nổi tiếng với các loại bánh. Các loại bánh bột lọc, bánh ướt, bánh bèo Huế, bánh ram,… là những món ăn không thể bỏ qua khi đến chợ với giá chỉ từ 5.000VNĐ/chiếc, chắc chắn sẽ khiến bạn phải tấm tắc khen ngon. 

Bánh canh Nam Phổ chợ Đông Ba: với những nguyên liệu đơn giản như bánh canh, chả, tôm, cua, tất cả được nấu thành hỗn hợp sóng sánh. Bánh canh mang đậm những nét mộc mạc, đơn giản nhưng lại hấp dẫn biết bao thực khách.

Bún nghệ xào lòng: Lòng non được làm sạch rồi xào cùng nghệ thơm thơm, khi ăn có chút béo béo, bùi bùi thì không còn gì tuyệt vời bằng. Đây cũng là món ăn đặc trưng nổi tiếng mà du khách nên thử khi ghé thăm Huế. 

Chè Huế chợ Đông Ba: Chè cung đình Huế từ xưa đã nổi tiếng bởi sự đa dạng cũng như hương vị thơm ngon, ngọt ngào khó cưỡng. Ngoài chè sen, chè chuối, chè đậu xanh,… thì ở Huế có món chè bột lọc bọc heo quay có cách chế biến lạ và hương vị ngọt – mặn đan xen hấp dẫn.

Mua gì ở chợ Đông Ba Huế?

Không chỉ là thiên đường ẩm thực, khu chợ truyền thống lâu đời nhất xứ Huế này còn bán vô vàn mặt hàng cho du khách mua về làm quà với mức giá hợp lý.

Trà cung đình Huế: trà cung đình Huế đặc biệt thơm ngon. Đây không chỉ là loại trà uống để giải khát mà còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Trà cung đình cũng có nhiều loại, được bán với giá từ 50.000 – 60.000 VNĐ/túi. 

Mè xửng: đây là thức quà ăn vặt thơm ngon mà ai cũng thích ăn. Mè xửng Huế có 2 loại là mè giòn và mè dẻo. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị dễ chịu, ngọt thanh nhẹ rất thích hợp dùng kèm trà cung đình.

Các loại mắm: mắm ở Huế được làm nguyên chất nên hương vị rất đậm đà, không quá mặn nhưng lại rất thơm. Du khách có thể mua thử mắm ruốc, mắm sò, mắm tôm chua,… 

Nem, tré, chả Huế: Các loại nem, tré, chả Huế có vị đặc trưng có 2 loại là tré heo và tré bò. Khi ăn có mùi thơm, vị ngọt đậm đà thêm chút thịt ba chỉ thái sợi rán vàng cùng tỏi, thính, giềng. Bên ngoài được bọc lá ổi rồi gói trong lá chuối thơm ngon khó cưỡng.

Lưu ý cần biết khi mua sắm ở chợ Đông Ba

Một số lưu ý khi mua sắm tại chợ Đông Ba ở Huế:

Nếu muốn mua hải sản hay các thực phẩm tươi sống nên đi vào sáng sớm để chọn đồ tươi nhất. 

Chợ được họp từ 3h sáng đến 20h tối nên bạn có thể tha hồ ngắm nghía, mua sắm. 

Khi mua đồ gì nên mặc cả nửa giá sau đó mới nâng dần lên. Hàng hóa ở đây khá rẻ nhưng thường bị nói thách giá cao nên hãy chú ý nhé!

Cần lưu ý giữ gìn điện thoại, ví tiền cẩn thận đặc biệt là trong những dịp Lễ Tết vì thời gian này chợ khá đông đúc. 

Nếu đã ghé thăm Huế và có dự định ghé Đà Nẵng – Hội An, du khách có thể tham khảo thêm các địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng. Thành phố Huế cách Hội An khoảng 126km, nằm trên cùng một tuyến đường và đi qua rất nhiều danh lam thắng cảnh Huế đẹp. Nếu du lịch Huế tự túc bạn có thể vừa ngắm cảnh đẹp vừa thưởng thức vô vàn các món ăn ngon đậm chất địa phương.  

Chợ Đông Ba là một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đặt chân tới thành phố Huế lãng mạn và thơ mộng. Đây không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, giao thương sầm uất bậc nhất mà du khách tới đây còn có thể khám phá những nét độc đáo về văn hoá, ẩm thực và lịch sử của người dân cố đô.