Hành trình lên chùa Hoa Yên Yên Tử, Quảng Ninh

chùa Hoa Yên Yên Tử

Chùa Yên Tử từng là một trong những “cái nôi” của Phật giáo Việt Nam. Chùa Yên Tử gắn liền với quá trình tu hành của đức vua Trần Nhân Tông cùng sự ra đời của Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong dòng chảy lịch sử, chùa Hoa Yên Yên Tử đóng góp vai trò không nhỏ cho thời kì hưng thịnh rực rỡ của Phật giáo Việt Nam.

Vãn cảnh chùa Hoa Yên Yên Tử

Lược sử chùa Hoa Yên

 chùa Hoa Yên Yên Tử
chùa Hoa Yên Yên Tử

“Ở độ cao 534 m so với mực nước biển, từ xưa, chùa Hoa Yên giữ vị thế là chùa trung tâm của cả hệ thống chùa Yên Tử. Tên cũ của chùa là Vân Yên, dân gian thường gọi là Chùa Cả, Chùa Chính, Chùa Yên Tử. Chùa từng có gác chuông, lầu trống, nhà tăng, viện Phù Đồ… Đến thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) lên vãng cảnh chùa, thấy cảnh trí tốt tươi, trăm hoa đua nở, bèn đổi tên chùa thành Hoa Yên.

Chùa là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử: Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa Vân Yên từ trước năm 1220. Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Tại chùa Hoa Yên, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang kế thừa và phát triển dòng Thiền Yên Tử lập nên Thiền Phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế và hộ quốc an dân.

Thời Lê có Thiền sư Chân Trú, Tuệ Chân, đặc biệt là Thiền sư Chân Nguyên – người có công chấn hưng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử…

Hơn 700 năm, chùa Hoa Yên qua nhiều lần trùng tu. Ngôi chùa ngày nay được phục dựng vào năm 2002, phía dưới nền chùa còn lưu giữ móng nền chùa thời Trần được khảo cổ và phát lộ trước khi phục dựng chùa này.” (theo yentutunglam.com.vn)

Chùa Hoa Yên hiện nay thờ ai?

 chùa Hoa Yên Yên Tử
chùa Hoa Yên Yên Tử

“Ngôi chùa kiến trúc hình chữ công (工) gồm Tiền đường có ba gian hai trái, Trung đường (Thiêu hương), Hậu cung (Thượng điện) có ba gian. Chùa thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự chùa miền Bắc Việt Nam.

Sau chùa là Nhà Tổ kiến trúc hình chữ nhất (一), gồm năm gian hai chái, thờ tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tượng Tam Tổ Trúc Lâm, tượng Tam Vương, tượng Đức Thánh Trần, tượng Tam Tòa Thánh Mẫu.

Hai bên chùa là nhà tả vu và hữu vu, kiến trúc giống nhau, gồm năm gian, hai tầng tám mái, làm lầu chuông, lầu khánh.

 chùa Hoa Yên Yên Tử
chùa Hoa Yên Yên Tử

Phía trước sân chùa có ba cây đại cổ, tuổi vài trăm năm. Hai phía hồi chùa còn hai cây sung cổ. Phía Đông sân chùa dựng bia Hậu Phật khắc ghi công đức của bà Vũ Thị Phương đã xuất tiền của cứu trợ dân nghèo vùng Nam Mẫu, Trung Lương, Nội Hoàng.

Sau chùa Hoa Yên có nhiều tháp thờ ngọc cốt của các Thiền sư tu hành tại Hoa Yên: Tháp Độ Nhân thờ Thiền sư Tuệ Xuân, người được vua Lê sắc phong là Chính giác Hòa thượng Đại đức Thiền sư Độ Nhân Bồ-tát; tháp Hương Hà thờ Thiền sư Thanh Toán; tháp Tĩnh Tuệ thờ Thiền sư Tuệ Nhật…” (theo yentutunglam.com.vn)

Hành trình lên chùa Hoa Yên Yên Tử

 chùa Hoa Yên Yên Tử
chùa Đồng Yên Tử

Chùa Hoa Yên tọa lạc ở tầm lưng chừng dãy Yên Tử. Du khách di chuyển từ chân núi Yên Tử qua chùa Giải Oan – tháp tổ Huệ Quang là đến chùa Hoa Yên. Với những du khách đi cáp treo thì có thể chọn di chuyển trực tiếp từ chùa Giải Oan đến tháp tổ.

Sau khi chiêm bái chùa Hoa Yên, du khách tiếp tục cuộc hành trình vãn cảnh Yên Tử theo đường: chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – tượng đá An Kì Sinh và tượng Trần Nhân Tông – chùa Đồng.

Tham Khảo 

>>>>Tour du lịch Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Với 9 Ưu điểm nổi bật

Bảng giá một số dịch vụ ở Yên Tử

 chùa Hoa Yên Yên Tử
phòng nghỉ tại làng Nương Yên Tử

Giá vé tham quan Yên Tử: 40.000đ/ lượt.

Giá vé cáp treo Yên Tử  khứ hồi 2 tuyến, từ tháng 5/ 2019 là 350.000đ/ lượt. Với 2 chặng là: chặng 1 từ từ chùa Giải Oan đến gần tháp tổ Huệ Quang; chặng 2 từ chùa Một Mái đến tượng An Kì Sinh.

Giá suất cơm chay nhà hàng Tùng Lâm Yên Tử từ 80.000đ/ người. Với com thường từ 120.000đ/ suất.

Lưu trú ở Yên Tử: Hệ thống phòng nghỉ tại làng Nương 3 sao và khách sạn Mgallery Yên Tử 5 sao đều do công ty dịch vụ Tùng Lâm Yên Tử khai thác. Nhiều du khách nhận xét rất tốt về tiện nghi cũng như dịch vụ tại đây.

Giá phòng tại làng Nương: 1.200.000đ/phòng – 4 kén ngủ/đêm.

Giá phòng tại khách sạn Mgallery Yên Tử 5 sao từ 3.000.000đ/ phòng / đêm. Giá phòng đã bao gồm: ăn sáng, lớp học Yoga sáng miễn phí, giải trí buổi tối

Với những chia sẻ trên về chùa Hoa Yên Yên Tử, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang tốt nhất cho chuyến du lịch sắp tới.

Bạn có muốn một chuyến du lịch thoải mái mà không cần lo lắng về lịch trình tham quan, đặt phòng khách sạn hay những chi phí phát sinh ngoài dự tính? Tham khảo các tour du lịch Yên Tử trọn gói và liên hệ ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218

Chúc bạn có chuyến du lịch thoải mái nhất!