Bạn đang dự định cho chuyến khám phá đền cô chín ở Thanh Hóa? Nhưng chưa biết chuẩn bị đồ lễ sao cho đúng hay cầu gì? Với những chia sẻ dưới đây của chúng tôi Lead Travel sẽ giúp bạn có được những thông tin tốt nhất trong chuyến hành trình sắp tới nhé.
Về đền cô chín cầu may
Đền Cô Chín ở đâu? đường đi từ Hà Nội
Đền Cô Chín hay còn được gọi với cái tên khác là đền Chín Giếng. Đền thờ Cô Chín được biết tới là địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất nhì xứ Thanh.
Đền Cô Chín tọa lạc ngay trên đường Trần Hưng Đạo, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ Hà Nội – đền cô chín khoảng gần 130 km. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.
Di chuyển bằng ô tô, du khách có thể chọn di chuyển theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó di chuyển tiếp theo đường quốc lộ 1A (qua thành phố Tam Điệp, Ninh Bình) là đến thị xã Bỉm Sơn xứ Thanh.
Nếu chọn di chuyển bằng xe máy, từ Hà Nội, du khách di chuyển từ Giải Phóng – quốc lộ 1 cũ qua Hà Nam – Ninh Bình để đến Thanh Hóa.
Với khoảng cách di chuyển khá dài, nếu bạn không muốn mất thời gian di chuyển bằng phương tiện riêng có thể chọn di chuyển bằng xe khách Hà Nội- Thanh Hóa hoặc di chuyển dòng xe Limousine chuyên du lịch.
Bạn nhắn tài xế cho xuống ở đền Sòng hoặc đền Cô Chín, nên đi lễ cả ở hai đền.
Ở đền cô chín thờ ai?
Đền Cô Chín là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phá hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc.
9 miệng giếng thiêng trước đền đã có từ lâu, xuất hiện trong truyền thuyết Cô Chín – tức Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng.
Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm chứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.
Cũng theo truyền thuyết kể lại. Trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở; được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ , nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh.
Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em – một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng. Vì vậy ngôi đền đó được dân quen gọi là Đền Chín Giếng, hoặc Đền Cô Chín.
Đền Cô Chín ở Bỉm Sơn được cho là đền thờ chính của cô Chín. Cách đền Cô Chín khoảng 1 km là đền Sòng, du khách thường kết hợp chuyến du lịch tâm linh đền Cô Chín – đền Sòng xứ Thanh – suối cá thần Cẩm Lương…
Lễ hội đền cô chín được tổ chức vào ngày nào?
Hàng năm có rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và dâng lễ tại đền. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống (lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội).
Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin sức khỏe – bình an – tài lộc – thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông.
>>>>Tour du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm Khuyến Mại Đặc Biệt
Chuẩn bị đồ lễ đi đền cô chín cần lưu ý gì?
Ngoài những mâm lễ mặn là những mâm vàng mã, cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tuỳ tâm đôi khi là thẻ hương, bông hoa và tập tiền âm phủ, có người cầu kỳ thì đĩa xôi, con gà, mâm quả đủ đầy không nữa thì dâng nhưng bộ vàng mã đặc trưng.
Bước vào cửa Cô thắp nén hương và thành tâm cầu khấn để xin lộc Cô, cầu khấn cho một năm khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc, cầu con cầu của…
Cô Chín là một trong những tứ phủ Thánh Cô nức tiếng. Những ai thường theo hầu đồng thường biết về tìm về đền cô chín đi lễ.
Kinh nghiệm lưu trú – ăn uống khi đi đền Cô Chín
Ở gần đền Cô Chín có khá nhiều điểm ăn uống – nghỉ ngơi. Bạn có thể tham khảo nhà hàng Ngọc Dũng, ở khách sạn Thăng Long ngay ngã tư đường 1A (đi lại và ăn uống sẽ rất gần). Sau khi làm lễ xong thì đi xe ôm hoặc taxi ra khách sạn Thăng Long cách tầm hơn 1km. Sau đó nghỉ ngơi rồi đi bộ tầm 500m là ra nhà hàng Ngọc Dũng gần đấy. Còn ở gần đền Sòng thì có nhà nghỉ cùng một số hàng quán thôi.
Với những chia sẻ trên về cẩm nang đi đền cô chín Thanh Hóa, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang trọn vẹn nhất cho chuyến du lịch sắp tới.
Bạn có muốn chuyến du lịch thoải mái mà không cần lo lắng về phương tiện đi lại, lịch trình tham quan? Tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH THANH HÓA TRỌN GÓI hoặc liên hệ Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn những thông tin mới và chính xác nhất nhé.
Chúc bạn có kì nghỉ trọn vẹn bên gia đình và bạn bè!
- Êmm Hotel Hoi An – Hotline tư vấn nghỉ dưỡng 0989 552 520
- Các địa điểm đi chơi an giang lựa chọn lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần
- Khám phá các điểm du lịch châu đốc lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ
- Bảng giá phòng khách sạn An Lộc Điện Biên 2 sao khuyến mại
- TOP 9 món ăn đường phố Thái Lan “gây nghiện” cho mọi du khách