Điện Hòn Chén Huế không chỉ là di tích tôn giáo giáo linh thiêng mà còn là điểm tham quan văn hóa, lễ hội độc đáo. Đặc biệt vào ngày 3 và tháng 7 âm hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội Điện Hòn Chén thu hút đông đảo du khách thập phương về tham gia.
Giới thiệu về điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén là một di tích tôn giáo, tâm linh thuộc quần thế di tích cố đô Huế. Du khách tìm đến đây không chỉ để khám phá thắng cảnh nổi tiếng mà còn tham gia các hoạt động hành hương để cầu bình an, sức khỏe và tiền tài. Không những thế, ngôi đền này còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn và được xem là di tích đền điện có nhiều giai thoại nhất xứ Huế.
Cho đến ngày nay, điện Hòn Chén vẫn biểu tượng tâm linh có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống cúng bái, thờ phụng của người dân xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất tại cố đô có sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình, giữa mê tín dị đoan và văn hóa tâm linh, giữa đồng bóng và lễ hội.
Ngoài ra khi đến điện Hòn Chén, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật trang trí mỹ thuật đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19 và tham gia vào những lễ hội độc đáo được diễn ra hàng năm.
Điện Hòn Chén ở đâu?
Điện Hòn Chén tọa lạc trên ngọn núi Ngọc Trản, thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, Phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu di tích này cách trung tâm thành phố Huế 8km về hướng Tây Nam.
Từ xa, du khách có thể thấy ngôi điện này nằm thấp thoáng giữa rừng xanh bao la kéo dài từ chân lên đến đỉnh núi Ngọc Trản. Hình dáng của điện Hòn Chén lấp ló dưới mặt nước dòng sông Hương hiền hòa.
Đường đi đến điện Hòn Chén
Để đến điện Hòn Chén du khách có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Từ trung tâm thành phố Huế, bạn có thể đi thuyền trên sông Hương hoặc đi đường bộ.
Nếu đi bộ thì bạn hãy đi theo hướng dẫn sau: xuất phát từ đường Bùi Thị Xuân chạy thẳng rồi rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Tiếp tục đi tới bến Than thì bạn đi đò sông Hương để đến điện Hòn Chén.
Kiến trúc của điện Hòn Chén
Hệ thống kiến trúc của điện Hòn Chén Huế
Đến điện Hòn Chén, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến khoảng 10 công trình kiến trúc lớn bé khác nhau, tất cả đều được nằm trên lưng chừng dãy núi Ngọc Trản. Mặt các công trình đều hướng ra sông Hương và e ấp sau những rừng cây xanh.
Minh Kính Đài
Kiến trúc chính của điện Hòn Chén là Minh Kính Đài nằm ở chính giữa. Phía bên trái là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ các quan và am Ngoại Cảnh. Bên phải là nhà Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện. Ngay sát mép sông Hương có am Thủy Phủ. Không những thế, trong khu vực di tích ấy còn có khá nhiều am nhỏ, bệ thờ nằm rải rác rộng khắp.
Minh Kính Đài cũng là nơi diễn ra hoạt động tế lễ, hành hương ở điện Hòn Chén. Trước đây, triều đình đã ra quy định tổ chức nghi lễ này 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Các quan chức cũng được cử về đây để làm chủ tế.
Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp:
- Đệ Nhất Cung (Thượng Cung): là nơi thờ thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh, nữ thần Thiên Y A Na và một số vị thần khác.
- Đệ nhị cung: là khu vực thờ nhiều tượng thần thánh và bày biện các lễ cúng để rước sắc vào những ngày lễ lớn
- Đệ Tam Cung: là chỗ cử hành lễ và là địa điểm du khách dâng hương cúng bái.
Ngoài ra vào cuối thế kỷ XIX, Minh Kính Đài là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc khảm sành sứ đỉnh cao và sử dụng biểu tượng con phụng làm hình ảnh để trang trí. Nghệ thuật chạm khắc tinh xảo này đã khiến du khách có cảm giác những con chim phụng đang bay lượn, tụ hội về đây. Theo quan niệm của dân gian thì đây chính là biểu tượng cho sự may mắn, an lành.
Phong cách bài trí ở điện Hòn Chén được du khách đánh giá là không quá cầu kỳ nhưng vì thế mà làm cho không gian thờ phụng trở nên khác biệt. Khung cảnh xung quanh có cây cối thiên nhiên, sông nước dịu dàng như hòa làm một.
Những giai thoại gắn liền với điện Hòn Chén
Trong quần thể di tích cố đô Huế thì điện Hòn Chén ẩn chứa vô số những giai thoại bí ẩn. Nếu có dịp đi tour Huế 4 ngày 3 đêm, bạn có thể dành chút thời gian ghé nơi đây để nghe những câu chuyện thú vị.
Giai thoại gắn liền với nữ thần Ponagar
Ngày xưa, điện Hòn Chén là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar của người Chăm. Theo truyền thuyết kể lại, bà chính là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian và có công trong việc tạo ra trái đất và các loại lúa gạo, gỗ trầm.
Dân gian xưa cho rằng vị nữ thần này của người Chăm có nhiều nét tương đồng với nữ thần của người Việt trên phương diện tâm linh. Cũng chính vì vậy mà sau này, người Việt đã tiếp nhận và thờ cúng bà với danh xưng là Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Giai thoại gắn liền với vua Thiệu Trị
Xưa kia kể lại rằng cua Thiệu Trị xây làng ở gần điện Hòn Chén. Một hôm nọ, trong lúc vua và các hoàng phi ngược dòng Hương Giang để ghé thăm làng. Tuy nhiên, lúc đi qua ngôi điện, một bà vợ của vua đã làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng đúng chỗ vực nước sâu, đen kịt.
Bà Hoàng Phi tiếc nuối chiếc ống nên đã khuyên vua khấn Thiên A Na Thánh Mẫu nhằm tìm lại được đồ vật. Lúc đầu vua Thiệu Trị đã không tin vào chuyện tâm linh này và có phần mỉa mai. Thế mà bất ngờ thay, chiếc ống đã từ từ nổi lên mặt sống và được lấy lại nguyên vẹn. Chứng kiến sự linh ứng ất, nhà vua đã tuyên thệ sẽ sửa sang và trùng tu lại ngôi điện. Tiếc là khi chưa kịp thực hiện lời hứa thì nhà vua đã băng hà.
Giai thoại gắn liền với vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc
Đây cũng chính là giai thoại làm nền tảng của tên gọi điện Hòn Chén sau này. Chuyện xưa kể lại rằng trong một lần đi qua sông Hương, vua Minh Mạng đã làm rớt chiếc chén ngọc xuống dưới. Tìm mãi dưới lòng sông nhưng không thấy thì đột nhiên có con rùa ngoi lên và ngậm chén ngọc trao trả lại cho nhà vua.
Giai thoại về tên gọi của đền Hòn Chén Huế
Được biết trong các văn bản sắc phong của triều nguyễn thì ngôi điện có tên gọi là Ngọc Trản Sơn Từ với ý nghĩa là điện thờ tại núi Ngọc Trản. Sau này đến thời vua Đồng Khánh trị vì, điện đã được đổi tên thành là Huệ Nam Điện với ý nghĩa đem đến ân huệ cho vua Nam.
Cho dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng người xưa vẫn thường gọi là điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén. Và cho đến ngày nay thì Điện Hòn Chén vẫn là tên gọi phổ biến nhất của dân bản địa và du khách thập phương.
Một thời gian sau, Liễu Hạnh Công Chúa cũng đã được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Quan Công, thờ Phật và các vị thần khác. Chính nhờ những giá trị tâm linh to lớn đó mà ngôi điện đã trở thành điểm tham quan độc đáo của xứ Huế.
Từ một di tích tâm linh của người Chăm nhưng người Việt đã dung hợp và phát huy giá trị tín ngưỡng này thành nơi thờ Thánh Mẫu cùng các vị thần của mình. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo, một nét hấp dẫn riêng biệt chỉ có tại điện Hòn Chén Huế mà thôi.
Lễ hội điện Hòn Chén
Hàng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch và được diễn ra để suy tôn Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Điện Hòn Chén Huế lại tấp nập du khách đổ về tham gia lễ hội. Các nghi lễ được diễn ra long trọng, trang nghiêm thể hiện lòng thành kính của người cúng bái.
Thời gian diễn ra lễ hội Điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén được diễn ra 2 kỳ mỗi năm, đó là vào tháng 3 âm (xuân lễ) và tháng 7 âm (thu lễ). Với các lễ nghi hấp dẫn, lễ hội đã trở thành hoạt động thường niên của nhiều du khách.
Hoạt động lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén được diễn ra theo 2 phần chính là: lễ nghinh thần và lễ chánh tế
- Lễ nghinh thần
Lễ nghinh thần có nghĩa là rước các vị thần về đền. Nghi lễ này được ví như là lễ hội văn hóa trên sông Hương và được diễn ra rất long trọng. Người dân sẽ tổ chức tế ngay tại đình, trước ngày chánh tế thì sẽ diễn ta lễ nghinh thần nhằm rước hết các vị thần vào đền. Trong số đó, đám rước nữ thần Thiên Y A Na từ Huệ Nam về đình làng Hải Cát là long trọng và uy nghiêm hơn cả.
Đám rước các vị thần diễn ra tấp nấp trên những con thuyền kết đôi, còn được gọi là “bằng”. Xung quanh thuyền sẽ được trang trí bằng nhiều loại cờ phướn và hướng án đủ sắc màu. Trên những chiếc bằng đều được đặt một bàn thờ cùng long kiệu.
Dẫn đầu đám rước là chiếc thuyền có long kiệu thêu có hòm sắc. Đây là vật phẩm nhà vua ban cho Thánh Mẫu được nghinh bằng các trinh nữ có quần áo rực rỡ. Nối đuôi sau là các thuyền chở tự khí, cờ quạt,…
Trên thuyền là nhiều thiện nam tín nữ mặc trang phục khăn chầu, áo ngữ rực rỡ, lộng lẫy như những ông hoàng, bà chùa dưới thời triều Nguyễn. Trên đoạn đường rước các vị thần, những cô hầu đồng, phục dịch và khách hành hương sẽ được lắng nghe tiếng hát ngân nga của các phường bát và phường hát văn.
- Lễ chánh tế
Sau khi đã rước các vị thần và thánh mẫu về điện thì tiếp tục diễn ra lễ chánh tế với nhiều nghi thức quan trọng. Lễ tế này được tổ thức theo nghi thức cổ truyền như: cung nghinh Thánh mẫu, thức tế làng Hải Cát, phóng sanh, phóng đăng,…
Trải qua nhiều giai đoạn phát triền cùng lịch sử dân tộc, lễ điện Hòn Chén những năm gần đây đã được phục hồi theo các lễ nghi truyền thống. Các tập tục đó đều mang đậm nét văn hóa dân gian bản địa. Ngoài ra, lễ hội còn được gọi là lễ Vía Mẹ với ý nghĩa theo đạo thờ Mẹ, đạo làm người, đạo hiếu.
Đây là một lễ nghi tốt đẹp của tín đồ Thiên Tiên Tranh Giáo. Với tất cả những biểu hiện tích cực đó, việc hồi sinh lễ hội điện Hòn Chén cũng chính là phục hồi một giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của mảnh đất ngàn năm lịch sử.
Thế là Lead Travel đã giới thiệu đến bạn về một ngôi điện nổi tiếng linh thiêng của Huế. Rất nhiều du khách lặn lội đường xa đổ về với điện Hòn Chén để nguyện cầu những điều tốt lành hoặc bày tỏ mong ước của mình với thần linh đấy!
Vì thế, nếu là một tín đồ tâm linh, lịch trình khám phá Huế của bạn nhất định không nên bỏ qua điện Hòn Chén đâu nhé! Bạn cũng có thể tham khảo thêm Cầu Trường Tiền hay đầm Lập An đều là những điểm đến lãng mạn tại thành phố Huế.