Bạn đang dự định cho chuyến du lịch về đất thiêng Yên Tử nhưng chưa biết chọn Đường đi Yên Tử nào nhanh và phù hợp? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng Lead Travel nhé.
Những Đường đi Yên Tử từ Hà Nội nhanh nhất
Chùa Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hàng đầu miền Bắc. Danh thắng Yên Tử không chỉ nổi tiếng là vùng đất thiêng, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đại ngàn Đông Bắc, Yên Tử thu hút đông đảo du khách về đây tham quan, chiêm bái.
Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử là tên gọi chung của hệ thống chùa trên dãy Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Các công trình chùa, đền, am, thất ở Yên Tử gắn liền với quá trình tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và sự ra đời, phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Chùa Yên Tử chủ yếu thờ chính là Phật Thích Ca và Tam tổ Trúc Lâm. Bởi đây là nơi đánh dấu sự ra đời của Thiền Phái Trúc lâm nên thường gọi là “đất thiêng”. Trong chuyến tham quan Yên Tử, du khách sẽ được chiêm bái hệ thống chùa trải dài từ quốc lộ 18 – đền Trình (chùa Bí Thượng) cho đến ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử là chùa Đồng.
Lễ hội chùa Yên Tử khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Thu hút du khách thập phương về vãn cảnh Yên Tử và lễ bái đầu năm.
Đường đi Yên Tử từ Hà Nội

Khoảng cách từ Hà Nội đến Yên Tử vào khoảng 130 km. Với quãng đường không quá xa, du khách có thể chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe du lịch, xe khách từ Hà Nội đến Yên Tử.
Đường dành cho xe máy, ô tô: Từ Hà Nội, du khách có thể chọn di chuyển bằng phương tiện riêng theo 2 đường:
- Đi theo đường quốc lộ 5: Từ Hà Nội, bạn di chuyển theo đường quốc lộ 5 về Quán Toan (Hải Phòng), sau đó tiếp tục di chuyển đến Cầu Kiền – quốc lộ 10 – quốc lộ 18 đến thành phố Uông Bí là sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào Yên Tử.
- Đường đi Bắc Ninh: Từ Hà Nội, bạn di chuyển ra cầu Chương Dương – đường Nguyễn Văn Cừ – đi tiếp thành phố Bắc Ninh. Đến đoạn giao với quốc lộ 18 thì rẽ vào đi theo quốc lộ 18 là đến đền Trình (chùa Bí Thượng) – nơi “cửa ngõ” vào đất thiêng Yên Tử.
Đường dành cho ô tô:
Nếu di chuyển bàng ô tô, để tiết kiệm thời gian, du khách nên chọn di chuyển bằng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, xuống cao tốc di chuyển theo đường quốc lộ 10 – quốc lộ 18 đi Yên Tử.
Hiện nay, đương cao tốc Hà Nội- Hải Phòng – Hạ Long đã được đưa vào hoạt động. Nếu bạn kết hợp du lịch Hạ Long – Yên Tử thì có thể di chuyển theo đường cao tốc này.
Tham Khảo
>>>>Tour du lịch Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Với 9 Ưu điểm nổi bật
Xe khách Hà Nội – Yên Tử

Nếu không muốn di chuyển bằng phương tiện riêng, du khách có thể tham khảo một số nhà xe chuyên chạy Hà Nội – Quảng Ninh như Kumo Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… Sau khi lên xe cần dặn tài xế cho xuống ở đền Trình, thành phố Uông Bí.
Từ đền Trình vào tới khu trung tâm Yên Tử khá dài, bạn nên bắt xe ôm, xe taxi hoặc di chuyển bằng xe bus Đền Trình – Yên Tử (chỉ hoạt động vào mùa lễ hội)…
Hành trình chinh phục Yên Tử
Đường lên Yên Tử dài bao nhiêu? Khoảng cách từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng Yên Tử là hơn 6 km là quãng đường khá dài. Du khách có thể chọn di chuyển bằng đường bộ hoặc kết hợp đi cáp treo Yên Tử.
Giá vé tham quan Yên Tử là 40.000đ/ người.
Leo núi Yên Tử bằng đường bộ

Hành trình leo núi Yên Tử của du khách bắt đầu từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng Yên Tử theo hệ thống: Chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu, Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng.
Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử. Tương truyền, đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường ngồi thiền, sau là chùa Đồng Yên Tử.
Thời gian leo núi Yên Tử tối thiểu là 6 tiếng, du khách cần chuẩn bị đồ dùng như nước uống, balo… để chuyến hành hương được trọn vẹn.
Di chuyển bằng cáp treo Yên Tử

Hệ thống cáp treo Yên Tử được phân ra thành 2 chặng là Hoàng Long và Bạch Long. Cáp treo Yên Tử được xây dựng năm 2001, nâng cấp đồng bộ năm 2008.
Chặng 1 Hoàng Long (dài 1,2 km): từ chùa Giải Oan đến gần tháp tổ Huệ Quang. Từ trên cáp treo, du khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn cảnh sắc Yên Tử từ trên cao.
Chặng 2 Bạch Long (dài 800 m): từ chùa Một Mái đến tượng An Kì Sinh.
Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi 2 tuyến, từ tháng 5/ 2019 là 350.000đ/ lượt. Nếu muốn tách 2 chặng cáp treo, du khách có thể chọn mua vé lẻ, tuy nhiên, giá sẽ đắt hơn khi so với vé khứ hồi 2 tuyến.
Đối tượng miễn, giảm giá vé cáp treo:
Tăng, ni
Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
Thương binh (có thẻ thương binh)
Trẻ em cao dưới 1,2m
Hướng dẫn mua vé: du khách đi bộ từ bến xe đến thẳng sân ga cáp treo để mua vé trực tiếp, không qua trung gian.

Sau hành trình leo núi Yên Tử, du khách có thể chọn lưu trú, nghỉ ngơi tại làng Nương Yên Tử, khách sạn Legacy Yên Tử Mgallery… ngay dưới chân núi Yên Tử.
Với những chia sẻ trên về đường lên Yên Tử cùng một số kinh nghiệm du lịch Yên Tử, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang trọn vẹn nhất.
Tham khảo các tour du lịch chùa chiền, lễ hội trọn gói và gọi ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có chuyến du lịch trọn vẹn nhất!