Quy Nhơn luôn là một điểm đến lý tưởng cho khách bộ hành tới đây. Trên mảnh đất võ thuật này bạn sẽ cảm nhận được sự sinh động nét đẹp kì diệu của tạo hóa. Là một trong những thành phố sở hữu nét đẹp giao hòa của 4 địa hình tự nhiên kỳ vĩ là sông , núi, biển, hồ tất cả như làm nên một Quy Nhơn hùng vĩ, rộng lớn, hòa vào mình nét đẹp dữ dội và dịu êm, ồn ào mà lặng lẽ của thiên nhiên nơi đây. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch đến đây thì hãy cùng Lead Travel khám phá nơi đây nhé và liệu nên đi Quy Nhơn tháng mấy đẹp ? Hãy cùng khám phá nào.
Giới thiệu về Quy Nhơn
Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của người Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986.
Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lị của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015 và lọt vào top 20 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2020 do Hostelworld xếp hạng.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36’B đến 13°54’B, từ 109°06’Đ đến 109°22’Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng 323 km.
Nên đi Quy nhơn mùa nào và vào tháng mấy đẹp nhất?
Du lịch Quy Nhơn tháng mấy đẹp là câu hỏi được nhiều khách du lịch quan tâm. Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C.
Thời gian đẹp nhất để đi Quy Nhơn chính là vào mùa khô từ tháng 3 – 9. Mùa khô ở Quy Nhơn tuy nắng nóng và rất khô nhưng bù lại thời tiết không có mưa, biển đẹp và sóng êm. Đây cũng là thời gian du lịch lý tưởng nhất của biển đảo miền Trung với làn nước xanh ngắt nhìn thấy tận đáy và những bãi cát trắng trải dài dưới nắng vàng rực rỡ.
Bên cạnh đó, đến Quy Nhơn vào mùa hè, du khách còn có cơ hội được tham dự nhiều lễ hội truyền thống thú vị như: lễ hội cúng cá Ông, lễ hội quốc tế võ cổ truyền, lễ hội đua thuyền…
Cách di chuyển đến Quy Nhơn
Di chuyển bằng tàu hỏa
Di chuyển bằng tàu cũng là phương tiện được nhiều hành khách lựa chọn khi di chuyển đến Quy Nhơn. Tàu hỏa cũng là phương tiện dành cho những người thích trải nghiệm. Di chuyển bằng tàu sẽ giúp hành khách tìm thấy phong cảnh ven đường hay là cảnh sinh hoạt của những người dân ở những vùng đất mà chuyến tàu chạy qua. Hành khách có thể chọn loại tàu nhanh vì sẽ nhanh hơn loại tàu chậm khoảng 3- 4 tiếng thì có giá vé cao hơn một chút. Hành khách tiết kiệm thời gian thì có thể đi tàu vào các lúc 19h, 20h, 21h.
Hành khách có thể tham khảo giá tàu như sau:
Chuyến Hà Nội – Quy Nhơn: ghế phụ 430.000đ, ghế cứng có điều hòa 630.000 VND, ghế điều hòa 1.000.000 VND đến 1.300.000 VND.
Chuyến Sài Gòn – Quy Nhơn (Tàu SQN2): ghế phụ 260.000VND, ghế cứng 330.000 VND, ghế cứng có điều hòa 360.000đ, nằm điều hòa 660.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ
Đi Quy Nhơn bằng xe khách
Với xe khách cũng vậy, du khách cũng có thể lựa chọn một trong nhiều hãng xe di chuyển đến Quy Nhơn. Hiện nay, xe khách cao cấp đã xuất hiện khá nhiều nên không cần phải lo về việc di chuyển đến Quy Nhơn.
Hành khách có thể chọn các hãng xe như: xe Hoàng Long, xe Mai Linh, xe Hoàng Dũng…Hành khách có thể chọn hãng xe Phương Trang Quy Nhơn là cái tên được biết đến nhiều nhất và thường là lựa chọn của người bản địa. Giá xe khách tham khảo từ 600,000 VND đến 900,000VND.
Di chuyển bằng máy bay
Quy Nhơn là thành phố biển thuộc tỉnh Bình Định, nằm ở miền Trung Việt Nam. Do vậy, nếu bạn sinh sống ở miền Bắc hoặc miền Nam thì phương tiện di chuyển thích hợp nhất là máy bay vừa nhanh, vừa tiện lợi. Hiện nay, có 4 hãng hàng không nội địa đều khai thác các đường bay từ các thành phố đến Quy Nhơn với rất nhiều chuyến bay trong tuần, rất dễ để bạn lựa chọn giờ bay, hãng bay với mức giá phù hợp túi tiền.
Một số hãng hàng không nội địa khai thác như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines. Chủ yếu, các hãng hàng không khai thác các chặng bay từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn.
Thời gian bay đến Quy Nhơn cũng khá nhanh chỉ khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút nên hành khách sẽ được nhiều thời gian khám phá thành phố này hơn. Giá vé máy bay đi Quy Nhơn được các hãng hàng không khai thác với mức giá từ 199.000VND đến 550.000VND. Giá vé máy bay có thể sẽ tăng cao hơn khi hành khách book vé vào các dịp lễ Tết.
Xe máy, ô tô tự lái
Lựa chọn đi xe máy hoặc ô tô tự lái sẽ phù hợp cho các bạn yêu thích phượt và trải nghiệm. Tuy nhiên, với những chuyến đi xa như đến Quy Nhơn nếu lựa chọn hình thức di chuyển này, bạn cần có nhiều kinh nghiệm đi phượt vì quãng đường đi rất dài. Các bạn không thể lái xe liên tục hơn một ngày được, bạn nên vừa đi vừa dừng chân ở đường chụp ảnh, thưởng thức các món ăn của những tỉnh trên đường đến Quy Nhơn mình đi qua.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm đi tour du lịch Quy Nhơn bạn nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết, đồ bảo hộ, nước uống, đồ ăn nhanh khi đi bằng xe máy hoặc xe ô tô tự lái. Đừng quên kiểm tra, bảo dưỡng xe thật kỹ trước khi xuất phát. Nếu có thể tự đi bằng xe máy hoặc ô tô thì quả thật chuyến đi của các bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Địa điểm du lịch đẹp ở Quy Nhơn
Tháp Đôi
Tháp Đôi là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau, hiện nay nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20m và tháp kia cao 18 m.
Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm.
Vị trí và cách di chuyển: Cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía Tây Bắc. Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc trên đường Trần Hành Đạo, quận Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thời gian đẹp nhất: Thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là sáng sớm hoặc chiều tối. Quy Nhơn là vùng đất đầy nắng, du khách đến đó sẽ có thời tiết dễ chịu hơn, có những bức ảnh ưng ý hơn.
Giá vé và giờ mở cửa: Giá vé rất rẻ 8000đ / lượt, đây chỉ là phí dọn dẹp vệ sinh, còn phí gửi xe là 5000đ, như vậy bạn chỉ cần mất 13.000đ là có thể vào được. Quán mở cửa từ 7h00-11h30 và 1h30 – 5h00 tất cả các ngày trong tuần.
Chùa Long Khánh
Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hòa thượng Đức Sơn (người Trung Quốc) sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.
Thời gian đẹp nhất: Để có thể tận hưởng được hết những cảnh đẹp của chùa Long Khánh, thì bạn nên đến đây từ tháng 3 đến tháng 9.
Giá vé và giờ mở cửa: Cũng như các địa điểm du lịch tâm linh khác, chùa Long Khánh cũng sẽ không thu vé đối với các du khách vào tham quan chùa. Đến đây bạn có thể dâng những lễ vật để cầu may mắn, bình an. Chùa mở cửa vào lúc 5h00 -17h00 hằng ngày.
Chùa Sơn Long
Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông. Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa.
Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan m ở hướng tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mâu Ni tọa thiền phía tây bắc,…mang lại sắc khí mới cho chùa.
Vị trí và cách di chuyển: Để đến chùa Long Sơn, bạn có thể lựa chọn phương tiện là taxi hoặc thuê xe máy. Với giá khoảng 120.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ/ngày, bạn đã có thể tự mình di chuyển một cách tiện lợi và ghé thăm những địa điểm du lịch hấp dẫn gần đó.
Thời gian đẹp nhất: chùa mở cửa đón khách quanh năm, vì vậy, bạn có thể đến tham quan bất kể ngày nào. Tuy nhiên, thời điểm vào đầu năm là khoảng thời gian đẹp nhất để bạn khám phá chùa Sơn Long.
Giá vé và giờ mở cửa: Chùa Long Sơn miễn phí giá vé và giờ mở cửa tự do, vì vậy bạn có thể ghé thăm bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,…đặc biệt là vào dịp đầu năm mới.
Ghềnh Ráng Tiên Sa
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam. Thắng cảnh Ghềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Nam Phương Hoàng Hậu từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Ngoài ra, nơi đây còn mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân và Lầu Bảo Đại (một nhà nghỉ ba tầng, mặt hướng ra biển, đã bị phá hủy trong chiến tranh).
Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường dốc bậc thang sẽ là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng và gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Do mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy Hòa, rồi qua đời khi mới vừa 28 tuổi và đã để lại những áng thơ bất hủ cho đời.
Để thỏa nguyện mong ước của thi sĩ lúc sinh thời, năm 1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài ông về táng ở Ghềnh Ráng. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà ai ai dù chỉ một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng cũng đều ghé thăm.
Vị trí và cách di chuyển: Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km. Không quá xa trung tâm thành phố nên việc đến Ghềnh Ráng tương đối dễ dàng. Sau khi đến TP. Quy Nhơn, du khách có thể thuê xe máy, taxi để đến KDL. Chuyến đi mất khoảng 10-15 phút.
Thời gian đẹp nhất: Thời gian lý tưởng tham quan Ghềnh Ráng Tiên Sa là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
Giá vé và giờ mở cửa: Khu du lịch mở cửa miễn phí cho khách du lịch. Bạn sẽ phải trả thêm các chi phí khác như ăn uống hoặc gửi xe (2.000 đ đến 5.000 đ tùy thuộc vào nơi đậu xe).
Biển Quy Hòa
Vị trí và cách di chuyển: Bãi biển Quy Hòa Quy Nhơn nằm ven quốc lộ 1D, cách đường Quy Nhơn-Sông Khao khoảng 3 km, thuộc khu 2, huyện Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bãi biển Quế Hòa luôn là một địa điểm thu hút đông đảo du khách. với vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.
Cầu Thị Nại
Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển dài thứ hai Việt Nam (dài 2.477,3 m, rộng 24,5m, trọng tải 100 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 17km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 5 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn
Vị trí và cách di chuyển: Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (còn có tên gọi Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh…
Giá vé và giờ mở cửa: Giá vé Nhà thờ Chánh Tòa Quy Nhơn là trọn vẹn miễn phí chúng ta chỉ phải tốn tiền phí trong quá trình dịch chuyển và ăn uống phát sinh thôi .
Làng chài Hải Minh
Một làng chài nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn. Làng chài nhỏ, tĩnh lặng và đẹp diệu kỳ khi ráng chiều buông xuống. Làng nằm trên bán đảo cách bến Hàm Tử gần trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 15 phút đi đò.
Làng chài rất gần, nhưng cũng vừa đủ xa để những ai thích làm một chuyến dã ngoại trong ngày chọn nơi đây làm điểm đến. Với các di tích và cảnh đẹp như tượng đài Đức Thánh Trần (di tích cấp tỉnh), phế tích núi Tam Tòa (di tích cấp quốc gia), chùa Hải Long, hải đăng Phước Mai, đầm Thị Nại, hang Dơi, bãi Rạng,…
Eo Gió
Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km về hướng đông bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển. Có lẽ bất kỳ ai đến Eo Gió lần đầu đều không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những rặng núi đá cao chót vót, trập trùng với những hang động kỳ vĩ, đàn chim én lượn chao quanh của địa điểm du lịch Quy Nhơn này.
Eo Gió đẹp theo kiểu hoang sơ bởi những rặng núi có hình thù kỳ lạ vươn ra biển lớn, ôm trọn một vòng tạo thành một eo biển hút gió. Sóng biển vỗ rì rào thay nhau vờn chân núi, nhè nhẹ vào vách đá. Trong lòng Eo Gió, một bãi biển cát vàng khá rộng, sóng êm êm khiến bạn như thả trôi mình vào thiên nhiên.
Nhìn xa xa, phía trước bãi biển, những cụm đảo mang nhiều hình thù kỳ lạ lô nhô trên mặt nước. Bên vách núi, những hang động với cái tên rất ngộ nghĩnh: hang Kỳ Co, hang Ba Nghé… thu hút rất nhiều chim yến đến đây sinh sống.
Dọc theo chân núi, những bãi đá trứng đủ màu sắc, nhẵn thín xen lẫn những tảng đá lớn, bằng phẳng như mặt bàn giúp cho bạn ngồi chơi hay ngả lưng nghỉ sức sau khi dạo chơi, vãn cảnh.
Đến Eo Gió, bạn phải leo 1 giờ lên đỉnh núi cao chót vót mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp kỳ vĩ của đất trời.
Đường lên đỉnh tuy gập ghềnh, khó đi nhưng bù lại cho bạn cảm giác bồng bềnh, khó tả khi nhìn Eo Gió dưới chân mình hiện ra như một chiếc tàu cá chuẩn bị lao ra biển lớn. Nếu soi ống nhòm, bạn có thể thấy rõ những rặng san hô trong nước xanh trong vắt, xung quanh là những đàn cá tung tăng bơi lội
Vị trí và cách di chuyển: Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km về hướng đông bắc.
Thời gian đẹp nhất: Kỳ Co, Eo Gió là những cảnh đẹp nổi tiếng nhất ở Bình Định mà bạn không nên bỏ qua, vậy thời điểm nào là tốt nhất để đến với 2 cảnh đẹp này chính là từ tháng 2 – tháng 4, hoặc tháng 6 – tháng 9.
Hải đăng cổ Cù Lao Xanh
Khu nhà của quan ba Pháp: Cạnh ngọn hải đăng là nhà làm việc hai tầng, đã được xây từ hơn 100 năm trước. Từ đây nhìn được toàn bộ khu vực đảo và chiêm ngưỡng được toàn cảnh biển bao la phía xa, trong lòng chợt phóng khoáng như một câu thơ: “Muốn nhìn xa nghìn dặm, lên nữa một tầng lầu”.
Men xuống theo hướng Tây Bắc của ngọn hải đăng là Suối Giếng Tiên ở Cù Lao Xanh. Tên suối này xuất phát từ một tương truyền rằng, xưa kia vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời xuống đây để du ngoạn. Các nàng tiên rủ nhau cởi xiêm áo, tắm mát và vui đùa rồi mới bay trở về trời. Có dịp tới đây, bạn nên một lần tắm “tiên”, cảm được cái mằn mặn của biển và cái ngòn ngọt của nước suối.
Vị trí và cách di chuyển: Để di chuyển ra đảo Cù Lao Xanh từ Quy Nhơn, bạn cần di chuyển đến cảng Hàm Tử (thuộc thành phố Quy Nhơn). Tại đây, bạn có thể lựa chọn 2 phương tiện là tàu gỗ hoặc ca nô.
Bảo tàng Quang Trung
Bảo tàng cấp quốc gia Quang Trung nằm ở huyện Tây Sơn, cách khá xa so với thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về hướng Tây Bắc.
Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ oai hùng của tượng Vua Quang Trung, tham quan và tìm hiểu lịch sử về Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn cũng như ba vị anh hùng nhà Tây Sơn. Ngoài ra, đến nơi đây du khách còn được thưởng thức màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn oai phong lẫm liệt và đầy nét độc đáo. Đây là một trong những địa điểm hấp dẫn mà du khách không nên qua nếu bạn là người yêu mến lịch sử dân tộc.
Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi, có tên gọi khác là chùa Linh Phong, nằm ở lưng chừng núi và ở độ cao 400m so với mực nước biển. Để chinh phục được đường đến chùa Ông Núi, bạn sẽ phải bước qua khoảng 1000 bục đá men theo sườn núi, hai bên đường mọc đầy hoa lá và cây cỏ. Chùa Linh Phong được xem là một ngôi chùa cổ cực kỳ linh thiêng.
Vị trí và cách di chuyển: Để đến được cổng chùa Ông Núi, bạn phải đi bộ các bậc đá uốn lượn chân núi Bà. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại.
Đảo Yến Quy Nhơn
Gọi là “đảo” nhưng thực ra xứ sở của loài chim yến nằm trên địa phận bán đảo Phương Mai. Dãy Triều Châu ăn ra biển, trải dài chừng 15 km, tạo thành những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp với tên gọi thật ngộ nghĩnh: Hòn Mai, hòn Chóp Vung, núi Cột Cờ, Núi Đen… và trong số đó, ngọn núi án ngữ phía nam mang tên Hòn Yến. Cứ mỗi mùa xuân đến, tiết trời ấm áp, chim yến rủ nhau tưng đàn đông nghịt đến đây làm tổ.
Ăn gì khi đi du lịchQuy Nhơn ?
Bún chả cá: đây là món bún ngon không chỉ người dân trong tỉnh thích mà còn là một món ăn hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến với Quy Nhơn.
Địa chỉ tham khảo:
Bún chả cá Phượng Tèo: 209 – 211 Nguyễn Huệ, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn, Bình Định. Giá tham khảo từ 30.000đ – 40.000đ
Bún chả cá Ngọc Liên: 379 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn. Giá dao động từ 30.000đ – 40.000 đ.
Bánh xèo tôm nhảy: món Bánh xèo đặc biệt với nhân bánh là những con tôm đất đỏ au và tròn mẩy, vẫn còn nhảy tanh tách khi mới bắt lên.
Địa chỉ tham khảo:
Bánh xèo tôm nhảy Gia Vỹ 2: 19 Diên Hồng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn. Với mức giá từ 15.000đ – 33.000đ.
Bánh xèo tôm nhảy Ông Hùng: 24 Diên Hồng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn. Mức giá dao động từ 20.000đ – 50.000 đ.
Bánh hỏi cháo lòng: tổ hợp của hai món bánh hỏi và cháo lòng ngon nức tiếng mà khi đi du lịch Quy Nhơn nhất định bạn phải thử.
Địa chỉ tham khảo:
Hồng Thanh – Bánh Hỏi & Cháo Lòng: 22 Phan Bội Châu, Quy Nhơn, Bình Định. Mức giá dao động từ 25.000đ- 50.000đ
Bánh hỏi Lòng heo Mẫn: 76A Trần Phú, Qui Nhơn, Bình Định. Giá từ 20.000đ – 35.000đ.
Bún tôm Châu Trúc
Địa chỉ tham khảo:
Châu Trúc – Bún Tôm & Rạm: 43 Trường Chinh, Tp. Qui Nhơn, Bình Định. Giá từ 20.000đ – 30.000đ.
Quán bún tôm rạm Mỹ Hạnh: 32 Ngô Đức Đệ, P. Nguyễn Văn Cừ, Tp. Qui Nhơn, Bình Định. Giá trung bình: 15.000 – 20.000 VNĐ
Bánh Hồng Tam Quan
Bánh hồng có hai loại lớn và nhỏ, được cắt và gói trong giấy bóng kính. Loại lớn có giá 40.000 đồng / thanh, đường kính khoảng 15-20cm. Những chiếc bánh được cắt nhỏ, xinh xinh chỉ bằng 2 ngón tay có giá khoảng 5000 đồng / thanh. Nhưng cả ổ bánh bao giờ cũng ngon hơn, mềm hơn, nhìn bắt mắt hơn.
Cuối bài Lead Travel hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về Quy Nhơn, có thêm thông tin để chuẩn bị cho mình một lịch trình du lịch tại đây đầy lý thú và vui vẻ nhất nhé
- Khám phá các địa điểm vui chơi phú quốc thu hút khách du lịch tham quan
- Bảng giá phòng khách sạn Ngân Hàng Cửa Lò giá ưu đãi
- Du lịch núi bà châu đốc chuyến hành hương để cầu bình an
- Những khách sạn 3 sao ở Bắc Kạn xứng với giá tiền của bạn
- Khám phá du lịch nha trang được mệnh danh là xứ Trầm biển Yến