Người Việt ta có câu “vắng như chùa Bà Đanh”, nhiều người từng nghĩ đây là một kiểu ví von. Nhưng hóa ra Chùa Bà Đanh là ngôi chùa có thật tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam. Cùng Lead Travel lên lịch trình cho chuyến du lịch về mảnh đất tâm linh Hà Nam nhé.
Chỉ cách Hà Nội hơn 50 km, thế nhưng Hà Nam lại là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hàng đầu miền Bắc. Nhắc đến Hà Nam, du khách thường sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa lớn nhất thế giới đang trong quá trình thi công – chùa Tam Chúc. Thế nhưng, Hà Nam vẫn còn rất nhiều ngôi chùa cổ rất linh thiêng, trong đó có Chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh ở đâu?
Lí giải một phần về câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”. Cũng một phần bởi vị trí đặc biệt của ngôi chùa này: 3 mặt là sông, 1 phía là rừng rậm, muốn vào chùa thì có cách đi đò qua sông Đáy nên có khá ít du khách đến hành hương. Hiện nay, chùa Bà Đanh đã được thông nhịp với quốc lộ 21 với cây cầu, giúp việc di chuyển của du khách được thuận tiện hơn.
Chùa Bà Đanh nhìn ra dòng sông Đáy hiền hòa, tựa lưng vào núi Ngọc. Trước kia, chùa Bà Đanh cách khá xa khu dân cư, gần núi Ngọc, tại đây cây cối um tùm nên khá vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng muốn lên chùa là phải khua chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ.
Hiện nay, chùa Bà Đanh vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý.
Tham Khảo
>>>Tour du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam 1 ngày Khuyến Mại
Chùa Bà Đanh thờ ai?
Chùa Bà Đanh có hệ thống thờ thần khá đa dạng, đặc trưng cho đời sống tâm linh người Việt. Chùa thờ Phật, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, Tử Phủ cùng với tín ngưỡng người địa phương – Tứ Pháp.
Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi,Pháp Điện. Trong đó, Pháp Vũ được nhân dân trong vùng suy tôn hơn cả. Ngày lễ hội chùa Bà Đanh vào tháng 2 âm lịch nhằm tri ân công đức Pháp Vũ – vị thần bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân no đủ.
Chùa Bà Đanh gắn liền với truyền thuyết nàng Man Nương, theo câu chuyện của người dân địa phương:
“Trước đây ở vùng này luôn gặp mưa to gió lớn nên việc sản xuất rất khó khăn, mùa màng thất thu, thiếu đói kéo dài. Vào một ngày kia cả làng xôn xao việc thánh nhân báo mộng cho một cụ già trong làng rằng có một người con gái rất trẻ, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh truyền rằng: “Ta được thần cho về đây trông nom và chỉ bảo dân làng làm ăn”.
Vì vậy, dân làng họp bàn lập chùa thờ bà. Các cố lão chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là một vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ nhô mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim, quang cảnh thật là thần tiên.
Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông (1676-1680), khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây chùa lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngôi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ giỏi về tạc tượng thờ trong chùa.
Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng.
Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, không trôi theo dòng nước, đẩy ra mấy lần lại thấy trôi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hoá ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa.
Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn.
Truyền thuyết này có đôi nét gần gũi với truyền thuyết Man Nương, ở những chi tiết như cây gỗ trôi sông (Truyện Man Nương) và ngai gỗ trôi sông (truyền thuyết về Bà Đanh). Ở bản chất của vị thần cả hai nơi thờ đều là nữ thần nông nghiệp. Ngoài ra, ở truyền thuyết về Bà Đanh ta còn thấy bóng dáng của tục thờ thần sông nước của nhân dân vùng ven sông Đáy.
Câu chuyện truyền thuyết này chỉ là để gắn bó vị thần được thờ với địa phương. Thực chất đây cũng chỉ là một vị thần nông nghiệp, làm nhiệm vụ điều hành thiên nhiên, tạo ra thời tiết thuận lợi phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, vị thần này nằm trong hệ thống Tứ Pháp được thờ khá phổ biến ở các làng quê miền Bắc Việt Nam.”
Lễ hội chùa Bà Đanh
Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng. Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng rãi cho toàn thể nhân dân.
Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.
Lễ hội nhằm tạ ơn các vị thần, Phật đã luôn phù hộ cho cuộc sống của nhân dân. Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương về lễ bái cầu bình an, tài lộc và tình duyên.
Đường đi chùa Bà Đanh
Từ thành phố Phủ Lý, du khách có 2 đường di chuyển tới chùa theo:
- Từ thành phố Phủ Lý, di chuyển qua cầu Hồng Phú theo đường 22 là đến với khu di tích.
- Hoặc du khách di chuyển bằng thuyền ngược đò sông Đáy khoảng 7 km là tới cửa chùa.
Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm đi chùa Bà Đanh, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích nhất.
Bạn có muốn một kì nghỉ thoải mái mà không cần lo lắng về lịch trình tham quan, phương tiện di chuyển hay những phát sinh ngoài dự tính? Tham khảo ngay các tour du lịch Hà Nam trọn gói khuyến mại và liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có chuyến du lịch tuyệt vời nhất.