Đường lên Chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh, kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử

Trong hệ thống chùa Yên Tử, Chùa Đồng Yên Tử là ngôi chùa có vị trí cao nhất trong dãy Yên Tử, trên độ cao 1068m so với mực nước biển.

Chùa Đồng Yên Tử thờ ai?

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Yên Tử là nơi đức vua Trần Nhân Tông về tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Có truyền thuyết cho rằng, đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông Thường hay ngồi thiền. Khi đức vua mất, chùa Đồng chưa được xây dựng.

Chùa Đồng xưa được xây dựng vào thời Lê với chất liệu bằng đồng, do một người vợ của chúa Trịnh phát tâm công đức. Trong lịch sử, chùa trải qua nhiều biến cố, hư hại. Chùa Đồng Yên Tử ngày nay được đúc hoàn toàn bằng đồng, dài 4,6m, rộng 3,6m, cao 3,5m, nặng 70 tấn, do Phật tử trong, ngoài nước công đức, khánh thành năm 2007, thay thế và tọa lạc trên nền hai ngôi chùa cũ.     

Chùa Đồng Yên Tử
Du khách chiêm bái chùa Đồng Yên Tử mùa lễ hội

Yên Tử Chùa Đồng hiện nay thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn.

Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa). Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”.

Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.

Đường lên chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất cũng là điểm đến cuối cùng trong hành trình lên non thiêng Yên Tử.

Lên chùa Đồng bằng đường bộ

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử

Trước khi vào đến trung tâm di tích Yên Tử, từ quốc lộ 18, du khách sẽ di chuyển qua các chùa ngoài: Chùa Trình (chùa Bí Thượng – chùa báo danh trước khi lên núi Yên Tử); chùa Suối Tắm (nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông dừng chân nghỉ ngơi tại đây); chùa Cầm Thực; chùa Lân.

Sau khi gửi xe vào khu trung tâm chùa Yên Tử, du khách tiếp tục chuyến hành hương với những hệ thống chùa – lăng: chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng.

Du khách đến Chùa Đồng thường cầu bình an, sức khỏe trong cuộc sống. Bạn nên chọn văn khấn chùa Đồng riêng để cầu may.

Từ trên chùa Đồng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Yên Tử, một phần Vịnh Hạ Long và dòng Bạch Đằng Giang hùng vĩ.

Với hành trình leo núi kéo dài hơn 6 km trên dãy Yên Tử trập trùng, thời gian khoảng 5 tiếng, du khách nên có sự chuẩn bị về thể lực, đồ dùng cho chuyến tham quan của mình.

Tham Khảo 

>>>>Tour du lịch Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Với 9 Ưu điểm nổi bật

Hành trình đi chùa Đồng bằng cáp treo

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử

Hệ thống cáp treo Yên Tử không đưa du khách trực tiếp lên chùa Đồng nhưng sẽ giúp du khách giảm bớt quãng đường di chuyển vất vả.

Hệ thống cáp treo Yên Tử được phân ra thành 2 chặng là Hoàng Long và Bạch Long. Cáp treo Tên Tử được xây dựng năm 2001, nâng cấp đồng bộ năm 2008.

Chặng 1 Hoàng Long (dài 1,2 km): từ chùa Giải Oan đến gần tháp tổ Huệ Quang. Từ trên cáp treo, du khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn cảnh sắc Yên Tử từ trên cao.

Chặng 2 Bạch Long (dài 800 m): từ chùa Một Mái đến tượng An Kì Sinh.

Giá vé cáp treo Yên Tử  khứ hồi 2 tuyến, từ tháng 5/ 2019 là 350.000đ/ lượt. Nếu muốn tách 2 chặng cáp treo, du khách có thể chọn mua vé lẻ, tuy nhiên, giá sẽ đắt hơn khi so với vé khứ hồi 2 tuyến.

Những lưu ý khi lên Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử với sương phủ mây mù quanh năm

Hành trình leo núi Yên Tử, du khách cần lưu ý:

Chuẩn bị trang phục: nên chọn những quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát; đi giày thể thao hoặc giày leo núi chuyên dụng (có thể thuê dép ở dưới chân núi). Vì hành trình lên chùa Yên Tử khá dài, bạn nên chọn mang đồ nhẹ nhàng bằng balo đeo, tránh mang đồ nặng.

Có thể chọn mua gậy chống để hỗ trợ leo núi (gậy không được mang vào cáp treo).

Hành trình leo núi Yên Tử khá dài, bạn nên nghỉ ngơi dừng chân giữa đường, uống nước và hít thở sâu để tiếp tục lên đường.

Bạn có thể chọn mang theo đồ ăn và nước uống từ ở nhà. Trên đường lên núi Yên Tử có điểm ăn uống nhưng khá đắt.

Tuyệt đối không bẻ cành, dẫm lên cây cỏ, nhất là đoạn rừng tùng 700 tuổi.

Đặc sản Yên Tử làm quà ý nghĩa

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử
  • Măng trúc Yên Tử
  • Mơ Yên Tử
  • Trần Tiên Yên Tử
  • Bánh tài lồng ệp
  • Nem chua Yên Tử
  • Rau dớn rừng
  • Bánh chè lam Yên Tử

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm du lịch Yên Tử, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích.

Tham khảo TOUR DU LỊCH LỄ HỘI, CHÙA CHIỀN và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được giải đáp mọi thông tin mới nhất về du lịch Yên Tử.

Chúc quý khách có chuyến đi thoải mái, thú vị cùng gia đình và bạn bè.