Lưu ý khi đi hành hương chùa Yên Tử tránh điều kiêng kị

chùa Yên Tử

Danh thắng chùa Yên Tử Quảng Ninh nổi tiếng là miền đất Phật mà mỗi người đều lên đến một lần trong đời, trèo lên non thiêng Yên Tử tìm lại sự thanh tịnh cho tâm hồn giữa mây trời đại ngàn Đông Bắc. Yên Tử là ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh thu hút rất đông du khách mỗi năm về đây vãn cảnh, chiêm bái. Vậy bạn đã biết những điều kiêng kị khi đi Yên Tử hay chưa?

Dân gian có câu “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”. Đỉnh thiêng Yên Tử nổi tiếng gắn liền với sự hình thành và tầm ảnh hưởng sâu sắc của  Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử với những điểm tham quan nổi tiếng như chùa Giải Oan – nơi cung nữ, phi tần vua Trần Nhân Tông trầm mình tự vẫn hay chùa Hoa Yên – ngôi chùa lớn nhất ở Yên Tử được chọn làm nơi giảng dạy kinh Phật.

Sắp lễ đi chùa Yên Tử

chùa Yên Tử

Yên Tử là nơi thờ Phật, du khách lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống vào Yên Tử. Nếu mang hoa thì nên chọn các loài hoa như huệ, cúc, sen, mẫu đơn… không chọn các loại hoa dại.

Khi sắp lễ không để vàng tiền âm phủ lẫn tiền thật vào mâm lễ trên ban thờ Phật. Ở đình đền có thể để tiền âm phủ nhưng không để tiền thật.

Nếu ăn uống, hưởng lộc tại chùa nên công đức dù ít hay nhiều, để tiền vào hòm công đức.

Nên cầu gì khi đi chùa Yên Tử?

Nên cầu sự bình an, may mắn bởi theo quan niệm Phật giáo, Phật chỉ che chở chúng sinh chứ không phù hộ về công danh tài lộc, muốn cầu những điều này thì nên đến phủ, đền, đình.

>>>>Tour du lịch Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Với 9 Ưu điểm nổi bật

Những hành động không nên làm khi đi chùa Yên Tử

chùa Yên Tử

 

Bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Bỏ những vật dụng như mũ, gậy gộc, áo, túi, giầy, dép… ngoài ban Tam Bảo và Phật đường để tránh điều kiêng kị, chỉ nên mang đồ lễ vào chiêm bái.

Khi đi lễ chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…

Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì, chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút. Không đi cắt ngang trước mặt những người đang quỳ lạy. Không quỳ đằng sau người đang đứng.

Vào Phật đường hay Tam Bảo không nên nhai trầu, hút thuốc.

Lưu ý khi lấy lộc tại chùa Yên Tử

  • Không lấy cành lộc đặt lên ban thờ vì cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho thần linh, gia tiên. Có thể lấy lộc chùa như diêm, bánh kẹo… nhưng tuyệt đối không đặt lên ban thờ.
  • Bùa, phù chú… trừ khi có hướng dẫn của thầy pháp mới lên đặt trong nhà hay dán ở vị trí cố định, không tự ý mang về nhà, đặt vào ví hay mang theo người.

Đi chùa Yên Tử cần chuẩn bị những vật dụng gì?

Trang phục Nên chọn bộ quần áo thoải mái thích hợp cho vận động vì hành trình lên non thiêng xem chùa Yên Tử khá vất vả, những ai đi bộ càng cần chú ý vì đoạn đường núi dài 6 km là thử thách với sức khỏe. Nếu đi vào mùa xuân hoặc đông nên mang theo áo khoác vì càng lên cao càng lạnh.

Giày nên chọn những đôi giày bền, chuyên dụng như giày leo núi,giày thể thao.Du khách cũng có thể chọn gửi giày dưới chân núi để thuê dép lên chùa. Không nên đi giày mềm, xăng đan, cao gót vì rất dễ hỏng, rách…

Thức ăn nhẹ Du khách nên chuẩn bị nước uống (2 chai nước lọc 500 ml/1 người) là đủ và thức ăn (nếu đi qua trưa). Trên đỉnh Yên Tử cũng có các hàng quán bày bán những khá đắt.

Vật dụng khi đi leo núi Yên Tử gậy chống (có thể mua dưới chân núi Yên Tử, không mang được khi vào cáp treo), mũ, nón…

Các điểm tham quan ở Yên Tử  

Chùa Trình Nhiều người quan niệm chùa Trình là điểm đến đầu tiên phải vào thắp hương mang ý nghĩa trình diện trước khi bắt đầu hành trình lên Yên Tử.

Thiền Viện Trúc Lâm Đây là nơi học tập, tu hành của các tăng, ni và cũng là nơi tổ chức các khóa tu ngắn hạn, du khách có thể lựa chọn di chuyển vào để tham quan.

Suối Giải Oan – chùa Giải Oan Từ chùa Giải Oan có cáp treo lên thẳng chùa Hoa Yên

Am Lò Rèn – Đường tùng 700 tuổi – Tháp Tổ Chỉ những ai lựa chọn di chuyển bằng đường bộ mới có thể đi đến những điểm thắng cảnh này.

chùa Yên Tử
ảnh chùa Yên Tử – Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Chùa Hoa Yên Đây là chùa lớn nhất ở Yên Tử.

Rừng Trúc – chùa Một Mái Từ chùa Một Mái có tuyến cáp treo đi gần tượng An Kì Sinh. Kiến trúc chùa Một Mãi khá đặc biệt, một nửa là vòm hang động tự nhiên, nửa còn lại là mái được xây phô ra ngoài.

Chùa Bảo Sái – Chùa Vân Tiêu

Tượng An Kì Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng: đi vào những ngày thời tiết đẹp, ít sương mùa sẽ nhìn thấy được toàn bộ tượng Phật Hoàng

Cổng trời – Chùa Đồng Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử với độ cao 1068m, Thờ Phật tổ và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. Đường lên chùa Đồng khá khó đi độ dốc, đường bằng đá,mưa thì khá trơn.

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có thêm những hành trang cần thiết cho chuyến đi sắp tới.

Bạn có muốn hành trình du lịch Yên Tử của mình trọn vẹn và không cần phải lo lắng về đường đi, điểm ăn nghỉ – lịch trình? Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 hoặc tham khảo CÁC TOUR DU LỊCH LỄ HỘI, CHÙA CHIỀN GIÁ RẺ.

Chúc bạn có chuyến đi thoải mái cùng gia đình và bạn bè.