Ý nghĩa chuyến du lịch chùa Hương cuối năm làm lễ tạ

du lịch chùa Hương cuối năm

Chùa Hương là một trong số những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc. Nổi bật tại quần thể các đền, chùa thể hiện tín ngưỡng của người Việt với sự hòa họp đền thờ của Phật –Đạo – Tiên –Nho và các vị thần tự nhiên của nền nông nghiệp lúa nước. Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trung tâm của Danh thắng chùa Hương là chùa Trong (chùa Hương) nằm trong động Hương Tích.

Có nên đi du lịch chùa Hương cuối năm?

Du khách thường chọn chuyến du lịch chùa Hương dịp đầu năm kết hợp vãn cảnh, cầu may, xin lộc. Nhưng nhiều người thắc mắc là liệu có nên đi du lịch chùa Hương cuối năm? Nếu bạn đã xin lễ, vay lễ ở chùa Hương thì câu trả lời là nên đi chùa Hương cuối năm để làm lễ tạ.

Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm

du lịch chùa Hương cuối năm
du lịch chùa Hương cuối năm

Theo tín ngưỡng tâm linh người Việt trong việc đi chùa chiền là quan niệm có vay thì có trả, nhân quả tuần hoàn. Nếu đầu năm đã đi lễ chùa “vay lễ”, xin lộc, cầu may… cho một năm bình an, sức khỏe, làm ăn phát đạt… Thì cuối năm nên về đền, chùa làm lễ tạ nhằm tạ ơn chư vị đã bảo bọc, phù hộ cho một năm ấy.

Tuy nhiên, không hẳn là bạn phải đi chùa Hương dịp đầu năm mới phải đi lễ tạ cuối năm. Nhiều người thường chọn du lịch chùa Hương cuối năm để tránh mùa lễ hội xô bồ, chen chúc… tìm về không gian thanh tịnh chốn linh thiêng chùa Hương.

Hành trình tham quan chùa Hương

du lịch chùa Hương cuối năm
du khách đi đò chùa Hương

Chùa Hương không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nơi đây nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình. Hành trình vãn cảnh chùa Hương bắt đầu từ bến Đục, quý khách lên đò xuôi theo dòng suối Yến Vĩ thơ mộng, đến thăm quan và thắp hương tại Đền Trình – ngôi đền nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc.

Quý khách tiếp tục đi đò, ngắm cảnh Chùa Hương kì vĩ với những nhiều ngọn núi mang hình thù khác nhau: Núi Mâm Xôi, Núi Sư Tử Phục, ngắm nhìn cây cầu Hội tuyệt đẹp của Chùa Hương

Đến bến đò Thiên Trù, Quý khách tham quan và làm lễ thắp hương tại Chùa Thiên Trù – Một ngôi chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông tọa lạc trên thềm núi Lão.

Sau hành trình đi thuyền, du khách có thể chọn đi đường bộ hoặc đi cáp treo lên động Hương Tích. Trong động có rất nhiều nhũ đá mang hình thù kỳ lạ như: Bầu sữa mẹ, Đụn Gạo, Đụn Tiền, Cây Vàng Cây Bạc, Núi Cô, Núi Cậu, Hoa Phiền Não…Quý khách thắp hương tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc dưới thời Tây Sơn.

du lịch chùa Hương cuối năm
du lịch chùa Hương cuối năm

Đến với Chùa Hương, du khách thỏa sức cầu tài cầu lộc, cầu tiền tài, danh vọng (trừ ban thờ Phật nên cầu bình an, sức khỏe). Đặc biệt đây cũng là khu tâm linh được nhiều gia đình muộn đường con cái đến làm lễ cầu tự.

Cuối năm chùa Hương thêm phần rực rỡ với sự điểm tô của hoa súng nở đôi dòng suối Yến.

Tham Khảo 

>>>Tour du lịch Chùa Hương 1 ngày Khuyến Mại Giá Tốt Nhất

Đi chùa Hương cần chuẩn bị gì?

du lịch chùa Hương cuối năm
cáp treo chùa Hương

Trong chuyến du lịch chùa Hương, du khách cần lưu ý một số điểm dưới đây:

Trang phục: Hà Nội cuối năm với đặc điểm thời tiết giá rét, khô hanh. Bạn nên chuẩn bị những bộ quần áo ấm áp, lịch sự khi đi chùa. Bạn nên chọn trang phục thoải mái như giày thể thao, giày lười… vì sẽ phải di chuyển khá nhiều.

Giá dịch vụ tại chùa Hương:

  • Vé tham quan 80.000đ/ người, vé thuê thuyền 50.000đ/ người, riêng tuyến Long Vân và Tuyết Sơn là 30.000đ/người.
  • Vé cáp treo chùa Hương (lên động Hương Tích): khứ hồi người lớn 180.000đ/vé, khứ hồi trẻ em (cao dưới 1,1m) 120.000đ/vé, 1 chiều người lớn 120.000đ/vé, 1 chiều trẻ em 90.000đ/vé.

Nên chuẩn bị lễ đi chùa từ ở nhà để tránh tốn kém. Cần lưu ý khi sắp lễ tránh điều kiêng kị: ban thờ Phật chỉ đặt lễ ngọt, lễ chay; ban thờ Mẫu, Thánh mới được đặt lễ mặn…

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm du lịch chùa Hương cuối năm, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang tốt nhất.

Tham khảo TOUR DU LỊCH LỄ HỘI, CHÙA CHIỀN và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được giải đáp mọi thông tin mới nhất về du lịch chùa Hương.

Chúc quý khách có chuyến đi thoải mái.