Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam đầy đủ nhất

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam với rất nhiều thông tin quan trọng cần lưu ý. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ tất tần tật những vấn đề mà du khách nên biết khi đến thăm quan và chiêm bái chùa Tam Chúc

Đôi nét về chùa Tam Chúc

kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam
cẩm nang kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam dành cho du khách

*Vị trí: chùa Tam Chúc nằm ở xã Khả Phong, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng hơn 10km, cách trạm thu phí Vực Vòng khoảng 20km, và cách đường quốc lộ 1A khoảng chừng 19km

Từ chùa Tam Chúc tới chùa Hương chỉ cách khoảng hơn 10km, tới chùa Bái Đính khoảng tầm 45km.

Chùa Tam Chúc còn nằm gần một số đền, chùa và thắng cảnh đẹp của tỉnh Hà Nam như: chùa Bà Đanh, Đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bầu, chùa Ông, chùa Long Đọi,…

Với vị trí khá thuận lợi, khi đi chùa Tam Chúc du khách có thể kết hợp với nhiều điểm thăm quan tạo thành các tuyến du lịch rất hợp lý như Tam Chúc – Chùa Hương, Tam Chúc – Bái Đính – Tràng An, Tam Chúc- chùa Bà Đanh – Đền Trúc- Ngũ Động Thi Sơn…

*Diện tích: quần thể chùa Tam Chúc là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại với gần 5.100 hecta.

Trong đó có gần 1000 ha hồ nước, 3000 ha núi đá vôi và rừng tự nhiên, có hàng nghìn thung lũng, núi và các công trình kiến trúc độc đáo đạt nhiều kỷ lục Guiness

Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước, cũng là khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

*Chùa Tam Chúc có gì nổi bật:

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc
Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc – những bức phù điêu được tạc bằng đá núi lửa Indonesia

Ngay từ khi khởi công chùa Tam Chúc đã tạo được tiếng vang lớn, khi hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào phục vụ du khách từ mùa xuân năm 2019, chùa Tam Chúc đã đón hàng triệu lượt du khách và phật tử bốn phương

Bởi chùa Tam Chúc có rất nhiều nét nổi bật:

– Ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới: theo quy hoạch thì quẩn thể chùa Tam Chúc rộng tơi gần 5100 ha.

Quần thể chùa Tam Chúc không chỉ phục vụ du khách lễ bái mà còn hoạt động du lịch với 6 khu chức năng: Khu trung tâm đón tiếp, Khu văn hóa tâm linh, Khu bảo tồn tự nhiên Quèn Hồng và hồ Tam Chúc, Khu sân Golf Kim Bảng, Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, Khu trung tâm dịch vụ hậu cần.

– Chùa Tam Chúc có nhiều hiện vật quý nổi tiếng thế giới và đạt nhiều kỷ lục Guiness: gồm

+ Phiến đá Thiên Thạch Mặt Trăng lớn nhất thế giới được đón về chùa ngày 1/12/2018, có trọng lượng 5,5kg trị giá tới 600.000 USD. Đây là phiến đá thiên thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước

+ Cây Bồ Đề quý được chiết từ Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường có tuổi thọ 2.250 tuổi được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Cây được Chủ tịch Quốc Hội Sri Lanka tặng và đặt ngay chính điện của Điện Tam Thế chùa Tam Chúc

+ Bức tượng đồng lớn nhất Đông Nam Á: đó là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ nặng tới 200 tấn trong Điện Pháp Chủ

+ Bốn bức tường ở Điện Tam Thế vô cùng lớn, được trang trí bởi 12.000 bức phù điêu bằng đá lấy từ miệng núi lửa Indonesia

+ Điện Tam Thế có 3 bức tượng Phật Tổ dát bằng đồng đen, mỗi bức nặng tới 200 tấn, phía sau là 3 lá bồ đề dát vàng rộng chưa từng thấy. Sân điện còn có Vạc Phổ Minh khổng lồ

+ Vườn cột kinh khổng lồ với 1000 cột đá xanh, mỗi cột cao tới 13,5m và nặng tới 200 tấn. Đây là vườn kinh lớn nhất thế giới với hàng nghìn bài kinh khắc trên các cột để phật tử có thể niệm kinh ngay tại chỗ

chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới
chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới

*Trụ trì chùa Tam Chúc là ai

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu là trụ trì chùa Tam Chúc và đồng thời cũng là Trụ trì chùa Bái Đính, ông hiện cũng đang là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chùa Tam Chúc cũng là nơi tu hành của rất nhiều thiền sư nổi tiếng như thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni

* Chủ đầu tư chùa Tam Chúc:

Đó là công ty Xuân Trường của tỷ phú Xuân Trường, người ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.

Ông cũng chính là chủ đầu tư của nhiều công trình tầm cỡ như Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Trang An, khu du lịch tâm linh ở Hồ Núi Cốc Thái Nguyên và khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp Đảo Cái Tráp Hải Phòng

Những Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam bạn cần biết:

  1. Thời điểm đẹp nhất đi Chùa Tam Chúc

cảnh sắc Tam Chúc mùa hè
cảnh sắc Tam Chúc mùa hè

Tam Chúc vào mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa mang một nét đẹp khác nhau

-Xuân về cảnh đep tươi vui, hơi nước từ lòng hồ Tam Chúc dâng tỏa mênh mang ấm áp, dòng người nô nức trẩy hội du xuân, tô điểm thêm cho Tam Chúc nhiều màu sắc rực rỡ

-Hè đến, phong cảnh Tam Chúc lại mát mẻ trong xanh, núi cao hồ rộng đong đầy bao la. Du khách đi Tam Chúc mùa này không chỉ chiêm bái lễ chùa mà còn có dịp trải nghiệm du thuyền trên lòng hồ Tam Chúc với khí hậu trong lành mát mẻ, cảnh vật kỹ vĩ như bức tranh thủy mặc khổng lồ

-Thu sang thời tiết se lạnh, mơ màng, cảnh đẹp Tam Chúc vô cùng thơ mộng và lãng mạn

-Mùa đông nơi đây đón từng đàn sâm cầm từ tận Cao Ly về tránh rét, mặt hồ Tam Chúc sương giăng bồng bềnh, những ngọn núi xa xa, kết hợp với vẻ đẹp nguy nga tráng lệ của những công trình tâm linh tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh

-Nếu bạn đi Tam Chúc với mục đích chiêm bái lễ chùa thì nên đi vào mùa xuân đặc biệt là sau tết nguyên đán. Đầu năm ở Tam Chúc có Lễ Hội Khai Xuân chùa Tam Chúc nên du khách bốn phương đến đây rất đông. Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp đi vào ngày thường và nên tránh ngày cuối tuần

-Nếu mục đích của bạn chủ yếu là thưởng ngoạn cảnh đẹp Tam Chúc kết hợp vãn cảnh chiêm bái chùa, thì bạn có thể đi vào mùa nào cũng được. Mùa hè cũng là thời điểm rất hợp lý.

Như vậy kinh nghiệm đi Tam Chúc mùa nào đẹp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của bạn. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để đến thăm quan và chiêm bái ngôi chùa tuyệt đẹp này nhé

  1. Phương tiện và đường đi chùa Tam Chúc

    Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc
    Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc – chùa Ngọc Tam Chúc trên đỉnh núi Thất Tinh

– Nếu bạn đi bằng xe riêng: Từ Hà Nội bạn hãy đi theo hướng Quốc lộ 1A, tới cầu vượt Đồng Văn thì rẽ vào QL38, sau đó đi tới nút giao KCN Đồng Văn 4 thì rẽ vào ĐT711 đi tiếp chừng 17km nữa là đến chùa Tam Chúc

Hoặc con đường mới nhanh nhất là đi theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, tới khu vực Đại Xuyên bạn rẽ qua Trạm thu phí Đại Xuyên sau đó nối vào Quốc Lộ 1A, cũng tới cầu vượt Đồng Văn và đi tiếp hành trình như trên

-Nếu đi bằng xe khách từ Hà Nội thì bạn đến bến xe Giáp Bát giá vé khoảng 60.000đ/ 1 người/ 1 lượt, hàng ngày có rất nhiều chuyến. Ngoài ra có cả những chuyến xe Limousine từ Mỹ Đình đi Phủ Lý chất lượng cao với giá vé khoảng 90.000đ/ 1 người 1 lượt ( Liên Hệ 02263578578). Những xe này đều đi đến thành phố Phủ Lý sau đó bạn bắt taxi hoặc xe ôm vào chùa Tam Chúc

Trong số những nhà xe đi Hà Nam thì có nhà xe Việt Anh có tuyến xe từ Giáp Bát về đến thị trấn Ba Sao 1 chuyến/ 1 ngày với giá vé khoảng 60.000đ/ 1 người/ 1 lượt ( Liên hệ 0982529168/ 0936076266)

-Nếu lựa chọn xe bus thì bạn chọn chuyến bus Hà Nội – Phủ Lý số 206 với giá tầm 30.000đ/ 1 người/ 1 lượt, xe xuất bến liên tục cách nhau khoảng chứng 15 phút lại có 1 chuyến. Đến Phủ Lý thì bạn cũng chuyển đi taxi hoặc xe ôm khoảng 20km là tới chùa

– Nếu muốn thuận tiện nhất và dịch vụ trọn gói chất lượng cao thì bạn nên mua Tour du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày ghép đoàn ( thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) hoặc dành cho đoàn riêng ( khởi hành hàng ngày) với giá chỉ khoảng từ 420.000đ-600.000đ/ 1 người tùy theo số lượng khách trong đoàn

Trên đây là một vài hướng dẫn kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam từ Hà Nội để bạn có thể lựa chọn cách đi và phương tiện hợp lý nhất với nhu cầu và chi phí của mình.

  1. Đi chùa Tam Chúc cần phải chuẩn bị và chú ý những gì?

    kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc
    kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc -những lưu ý dành cho du khách

+ Chuẩn bị trang phục: những trang phục đi lễ chùa cần kín đáo và lịch sự; hãy chú ý bạn không nên mặc quần áo hở hang khi đi chùa.

Nên mang theo áo khoác khi đi vào mùa xuân, đông. Mang theo 1 chiếc áo khoác mỏng nếu đi vào mùa hè và mùa thu mà có du thuyền khám phá lòng hồ Tam Chúc

Nếu bạn là những cô nàng trẻ tuổi, có thể chuẩn bị cho mình 1 bộ váy dài nhẹ nhàng để chụp ảnh ở những điểm sống ảo tuyệt đẹp trong quần thể chùa Tam Chúc

Nên đeo giầy thể thao, giầy lười, xép xăng đan đế thấp, hoặc những loại giầy dép phù hợp với việc đi bộ

Giai đoạn 2019-2020 chùa Tam Chúc mới khánh thành giai đoạn 1, các công trình xây dựng vẫn đang tiến hành vì vậy còn nhiều nơi khá bụi bặm. Bạn nên mang theo khẩu trang, mũ hoặc ô để bảo vệ sức khỏe

+ Chuẩn bị đồ lễ: Nên tự chuẩn bị lễ ở nhà cho tiết kiệm. Lưu ý là chùa Tam Chúc thờ Phật, du khách nên chuẩn bị lễ ngọt (bánh kẹo, hương, hoa, trầu cau, thuốc lá, chè, , sớ, oản, xôi, hoa quả…) hoặc lễ chay. Tuyệt đối không mang lễ mặn, sống, vàng tiền âm phủ vào chùa đặc biệt là chánh điện thờ Phật.

Bạn cũng nên đổi sẵn ít tiền lẻ để đặt lễ vào các ban khi lễ chùa. Nếu quên không chuẩn bị trước thì bạn có thể đổi tiền lẻ ở gần chùa nhưng giá khá đắt

Khâu chuẩn bị đồ lễ và những lưu ý về trang phục là một trong những Kinh nghiệm đi Tam Chúc quan trọng mà bạn cần phải biết.

đình Tam Chúc thờ Thái hậu Dương Thị Nguyệt
đình Tam Chúc thờ Thái hậu Dương Thị Nguyệt

+ Một số lưu ý:

– Nếu đi chùa vào dịp lễ hội, cần chú ý bảo quản đồ đạc tư trang cá nhân đặc biệt là ví tiền và điện thoại. Chú ý những nơi đông người như bến xe điện, khu vực hành lễ

– Nếu có sức khỏe bạn có thể bách bộ khoảng 3 km từ cổng vào đến khu vực chính của chùa. Tuy nhiên, nếu không muốn đi bộ thì bạn nên mua vé xe điện 2 chiều để tránh phải xếp hàng mua vé 2 lần, đặc biệt vào những ngày cuối tuần của mùa lễ hội.

Nếu đi vào ngày thường hoặc những ngày không đông quá, bạn có thể mua vé xe điện 1 chiều trước, sau đó nếu muốn đi thêm 1 lượt nữa thì mình sẽ mua sau tránh lãnh phí.

– Không nên sờ hoặc vẽ, đánh dấu nên các công trình trong chùa,

– Những nhà có trẻ em đi cùng phải đặc biệt chú ý đến trẻ.

– Chú ý không nên xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định

  1. Giá vé thăm quan Chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm đi Tam Chúc
Kinh nghiệm đi Tam Chúc – giá vé đi du thuyền ngắm cảnh hồ

Hiện chùa Tam Chúc không thu vé qua cổng và vào thăm quan. Tuy nhiên khi vào chùa thì có một số dịch vụ mất phí như sau:

Dịch vụ

Người lớn

Trẻ em

Vé xe điện chùa Tam Chúc

 Từ 1m trở lên tính như người lớn

Trẻ em cao dưới 1m

90.000đ/ khứ hồi/ 1 người

Miễn phí

 

Vé du thuyền khám phá lòng hồ Tam Chúc

Xe điện 1 chiều + du thuyền 1 chiều

Chiều cao từ 1m trở lên

( tính như người lớn)

Trẻ em cao dưới 1m

200.000đ/ 1 người/ 1 lần

Miễn phí

Chú ý: Cả vé xe điện và vé du thuyền đều chỉ có giá trị sử dụng trong ngày.

Giá vé ở chùa Tam Chúc không tính theo độ tuổi mà tính theo chiều cao. Ngay tại các khu bán vé xe điện và du thuyền đều có thước đo chiều cao. Đối với trẻ em, cần đo chiều cao trước khi lấy vé và theo bảng giá quy định, tránh trường hợp ước lượng hoặc không đo rất dễ du khách phải quay lại đổi vé

Ngoài ra, nếu bạn gửi xe máy thì giá 15.000đ/ 01 xe, nếu có nhu cầu sử dụng các loại đồ ăn nhanh thì bánh mỳ trứng 15.000đ/ 1 chiếc, bánh mỳ xúc xích 25.000đ/ 1 chiếc, nước lọc hay nước ngọt giá 15.000đ/ 1 lon

Một trong những kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc bạn nên biết là việc nắm được giá cả và các dịch vụ ở đây để biết cách trả giá các mặt hàng, hoặc biết cách sử dụng các loại vé để thuận tiện trong quá trình thăm quan chùa

  1. Giá tour đi chùa Tam Chúc bao nhiêu? Có đắt không?

Chùa Tam Chúc nằm cách Hà Nội chỉ khoảng chừng 65km, vì vậy các tour đi Tam Chúc thường là các tour 1 ngày

Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn tour dành cho khách đoàn riêng hoặc dành cho khách lẻ ghép đoàn khởi hành vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần với mức giá vừa phải.

Dưới đây là Lịch khởi hành và báo giá tour chi tiết của LEAD TRAVEL dành cho bạn có thể tham khảo

BÁO GIÁ TOUR HÀ NỘI – CHÙA TAM CHÚC – CHÙA BÀ ĐANH – ĐẾN TRÚC NGŨ ĐỘNG THI SƠN 1 NGÀY : VND/ 01 KHÁCH

SỐ LƯỢNG KHÁCH

GIÁ NIÊM YẾT

KHUYẾN MẠI GIẢM 100.000Đ

KHUYẾN MẠI THÊM

LỊCH KHỞI HÀNH

KHÁCH LẺ GHÉP ĐOÀN

700.000

-> CHỈ CÒN 600.000

 

THỨ 7 VÀ CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

+ Tháng 2: Ngày 01/02, 02/02, 08/02, 09/02, 15/02, 16/02, 22/02, 23/02 29/02

+ Tháng 3: 01/03, 07/03, 08/03, 14/03, 15/03, 21/03, 22/03

ĐOÀN RIÊNG TỪ 25 NGƯỜI LỚN TRỞ LÊN

520.000

-> CHỈ CÒN 420.000

BỐC THĂM TRÚNG THƯỞNG

HÀNG NGÀY

LIÊN HỆ HOTLINE 0989 55 25 20/ 0904 708 218 ( MS THẢO) ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

GIÁ TOUR BAO GỒM:

  • Xe vận chuyển: Xe du lịch đời mới chất lượng, điều hòa phục vụ theo hành trình.
  • Vé vào cửa 01 lần Chùa Bà Đanh, Ngũ Động Thi Sơn
  • Ăn uống: 01 bữa ăn trưa mức 120,000đ tại nhà hàng  ( chưa bao gồm đồ uống)
  • Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình.
  • Bảo hiểm du lịch trọn tour mức 20,000,000đ/ 1 trường hợp
  • Miễn phí: nước uống trên xe tiêu chuẩn 1 chai/ người/ ngày

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:

  • Thuế VAT
  • Đồ uống trong bữa ăn, hương hoa, đồ lễ, sớ, tiền công đức , Chi tiêu cá nhân,…
  • Vé xe điện 2 chiều tại Chùa Tam Chúc ( 30.000đ/ 1 lượt)
  • Vé du thuyền trên lòng hồ Tam Chúc ( 200.000đ/ 1 lần)
  • Các dịch vụ vui chơi giải trí, mất phí tại các khu du lịch
  • Thăm quan, vận chuyển, ăn uống phát sinh ngoài chương trình.

GIÁ TOUR DÀNH CHO TRẺ EM:

  • Trẻ em dưới 4 tuổi: miễn phí, ( Không chiếm ghế trên xe, ăn trưa gia đình tự túc, vé thắng cảnh tự túc ), Mỗi gia đình chỉ kèm 1 bé, bé thứ 2 trở đi phụ thu 50% giá tour, yêu cầu chụp hoặc phô tô giấy khai sinh
  • Trẻ em từ 5 – 8 tuổi: tính 50% giá tour ( có chỗ ngồi trên xe, bảo hiểm du lịch, vé thắng cảnh, ăn trưa 0,5 suất). Yêu cầu chụp hoặc phô tô giấy khai sinh
  • Trẻ từ 9 tuổi tính phí như người lớn.( Tiêu chuẩn tính như người lớn)

XEM THÊM:

>>>CÁC TOUR DU LỊCH HÀ NAM ĐANG KHUYẾN MẠI

  1. Những trải nghiệm hay tại chùa Tam Chúc:

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam
Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam- những trải nghiệm thú vị ở Tam Chúc

-Du khách thập phương đến chùa Tam Chúc đa phần là lễ bái, cầu tài cầu lộc, cầu sức khỏe, thịnh vượng, và bình an

Khi tới chùa, bạn có thể vào dâng hương điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, chiêm bái đình Tam Chúc, Chùa Ngọc, đọc kinh niệm phật tại Vườn Cột Kinh…

-Nếu muốn nghe giảng kinh hay giải đáp các vấn đề về sư trụ trì, bạn có thể liên hệ với các Tiểu để được nghe Thượng Tọa Thích Minh Quang ( trợ lý của sư trụ trì) giảng đạo

-Vào đầu xuân mới, chùa Tam Chúc thường có Lễ Hội Khai Xuân rất hoành tráng vào khoảng từ ngày 12 âm lịch trở đi, ngoài ra đây cũng là địa điểm được lựa chọn là nơi diễn ra Đại Lễ Vesak 2019 và các đại lễ lớn.

-Có nhiều người tới chùa Tam Chúc để vãn cảnh, chiêm ngưỡng những báu vật quý, những kỷ lục thế giới

-Cũng có những người đến đây để thưởng ngoạn cảnh đẹp của mây trời non nước sơn thủy hữu tình. Du ngoạn trên lòng hồ để tận hưởng bầu không khí mát lành.

-Hay có những bạn trẻ tới chùa chiêm bái nhưng không quên tìm đến những địa điểm check in tuyệt đẹp tại cây cầu huyền thoại, lên đỉnh núi Thất Tinh phóng toàn bộ tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh quần thể chùa Tam Chúc

Những trải nghiệm và hoạt động không nên bỏ qua khi tới đây cũng là một trong những Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc rất quý báu dành cho du khách. Hãy tận dụng tất cả những thông tin này để không bỏ sót điểm nào trong quá trình khám phá chùa bạn nhé

  1. Những khách sạn, nhà hàng chất lượng tốt gần chùa Tam Chúc

    khách sạn Hòa Bình Hà Nam
    khách sạn Hòa Bình Hà Nam- một trong những khách sạn được yêu thích nhất ở Phủ Lý

Chùa Tam Chúc là một trong những địa điểm tâm linh lớn nhất Miền Bắc khi hoàn thành. Vì vậy hệ thống những nhà hàng khách sạn gần chùa cũng là những địa chỉ mà du khách cần quan tâm

-Đối với những du khách ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận gần Hà Nam thì thường đi lễ chùa trong ngày, bạn sẽ phải tìm cho mình những nhà hàng ăn ngon, phục vụ tốt và chất lượng nhất

Ở đây mới mọc lên rất nhiều nhà hàng phục vụ khách lẻ, khách đoàn như Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao ( 0389923745), nhà hàng Gia Đình ( 0962572100), Đệ Nhất Quán (0397 809 126), nhà hàng Khánh Linh ( 0983908812), nhà hàng Hoàng Anh ( 0975706999)…

Tuy nhiên nếu bạn đi khách đoàn thì nên chọn những nhà hàng chuyên phục vụ khách tour, nhà hàng sẽ rộng rãi hơn, sạch sẽ hơn, phục vụ nhanh hơn và đặc biệt là giá rẻ hơn.

Tiêu biểu là nhà hàng Lá Cọ 2 ( 0387187777), nhà hàng Duy Hải (03556618616) ở khu vực Thi Sơn, Kim Bảng

 Hoặc ngay trong chùa Tam Chúc sau này cũng sẽ có nhà hàng với sức chứa rất lớn phục vụ ăn nghỉ của các đoàn ngay trong quần thể chùa

-Với những du khách từ tỉnh xa tới, kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam không chỉ dừng ở việc tìm những nhà hàng ăn ngon mà bạn nên tìm hiểu trước những khách sạn tốt và giá rẻ để lưu trú qua đêm.

Khi chùa Tam Chúc hoàn thiện sẽ có những khu nghỉ dưỡng ngay trong quần thể chùa để du khách dừng chân

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những khách sạn cao cấp ở thành phố Phủ Lý như Khách sạn Vinpearl Condotel Phủ Lý 5 sao  (0226 3522 222), khách sạn Mường Thanh Luxury Hà Nam 4 sao(0226 3622 222), khách sạn Lagalo Hà Nam 3 sao (094 392 57 26), khách sạn Inco 515.9 tiêu chuẩn 3 sao (0226 6255 159), khách sạn Anh Đào, khách sạn Tiến Lộc Palace, khách sạn Thành Đạt, khách sạn Omerta, khách sạn Bình Minh, khách sạn Bảo Sơn, khách sạn Hòa Bình Hà Nam, hoặc nhà nghỉ Hà Lan ( gần chùa)

  1. Những đặc sản nổi tiếng của Hà Nam

Đặc sản cá kho làng Vũ Đại
Đặc sản cá kho làng Vũ Đại nức tiếng

Mảnh đất Hà Nam trước đây dù không có quà nhiều địa danh nổi tiếng nhưng người dân Hà Nam lại rất biết cách sáng tạo để chế biến ra những món ăn ngon đặc sản nức tiếng cả nước

-Đầu tiên phải kể đến đó là bánh cuốn chả Phủ Lý: với hương vị vô cùng đặc biệt.

Bánh tráng màu trắng ngần không nhân, ăn kèm với rau sống, chấm loại nước chấm chua ngọt, ăn với chả nướng than hoa chín thơm phưng phức, được tô điểm thêm chút hành khô phi thơm tạo thành một món ăn đặc biệt và có hương vị rất khác với các loại bún chả ở nơi khác

Dù bạn đến Hà Nam hay đi Ninh Bình, hoặc chỉ dừng chân ít phút tại Hà Nam, hãy thử một lần thưởng thức bánh cuốn chả đặc biệt này nhé

-Cá kho Làng Vũ Đại cũng là một món ăn rất ngon của Hà Nam. Cá thường là cá trắm đen, được làm và rửa sạch sau đó ướp rất nhiều loại gia vị khá kì công.

Khi kho được lót một lớn giềng dưới đáy nồi đất, điều đặc biệt là phải kho trong nồi đất và kho suốt 12 tiếng liên tục nên cá rất mục, xương rất mềm, ăn được cả xương, thơm ngon tuyệt đỉnh.

-Chuối ngự Đại Hoàng: là một trái cây nổi tiếng của đất Hà Nam, có vị ngọt, ngon thơm, màu vàng óng, và sai quả. Loại chuối này đã từng được dùng để tiến cung dâng Vua thưởng thức. Ngày nay bạn có thể ghé qua mảnh đất Hà Nam và mua những buồng chuối sạch về làm quà

Ngoài ra, Hà Nam còn có nhiều loại quà có thể mua về như hồng Nhân Hậu, quýt Lý Nhân, mắm cáy Bình Lục, rượu làng Vọc, bánh đa Kiện Khê…

Trên đây là toàn bộ những Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầy đủ nhất chúng tôi chia sẻ cùng bạn. Đây sẽ là những thông tin bổ ích và cũng là hành trang để bạn có chuyến du lịch đầy ý nghĩa

Dù là bạn đi du xuân đầu năm, hay đi vãn cảnh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp Tam Chúc hoặc có dịp tới Hà Nam, Hãy đừng ngần ngại gọi ngay Hotline 0989 552 520 hoặc 0904 708 218 để được cung cấp và tư vấn đầy đủ nhất các thông tin về du lịch Hà Nam bạn nhé

Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và có thật nhiều bức ảnh đẹp!