Bảo Lộc Lâm Đồng không chỉ có những cung đường đất đỏ mịt mùng, những đồi chè xanh trải dài nơi thung lũng hay những sớm mai sương giăng khắp lối mà nơi đây còn có những ngọn thác bạc hùng vỹ ngày đêm chảy rì rầm ẩn hiện giữa chốn đại ngàn xa xăm.
Những thác nước đẹp ở Bảo Lộc với vẻ đẹp nên thơ và hùng vỹ đã khiến bao kẻ phải đắm say quên lối về, là nơi dừng chân cho những tâm hồn thơ thoả giấc mộng rong chơi và hòa mình giữa thiên nhiên tuyệt sắc của chốn đại ngàn xanh thẳm
Bật mí những thác nước đẹp ở Bảo Lộc mê hoặc lữ khách
Thác Đamb’ri
Thác Đamb’ri nằm cách trung tâm của thành phố Bảo Lộc 18km theo hướng Đông Bắc, thuộc KDL Thác Đamb’ri. Từ trung tâm thành phố để đến đây du khách sẽ mất khoảng 30 phút di chuyển
Thác Đamb’ri được biết đến là một trong những thác nước đẹp và cao nhất ở Bảo Lộc với chiều cao 60m và độ rộng là 30m. Ngọn thác này sẽ khiến lữ khách phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên với dòng nước đồ ì ào, rào rạt từ trên cao xuống tung bọt trắng xóa khiến không gian trở nên mờ ảo, tiếng vọng của tháng ngân vang đầy hoang dại tựa như âm hưởng của những sử thư từ ngàn đời còn vang vọng
Ngắm từ xa, thác Đamb’ri tựa một dải lụa mềm trắng sáng óng ả, chinh phục ngọn thác bằng cách vượt qua 130 bậc tha dựa theo vách đá cheo leo, bạn sẽ đến được khu vực đỉnh thác, nơi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn nét nguyên sơ huyền bí của cảnh sắc nơi đây.
Ngoài ra, khi đến thác Đamb’ri du khách có thể kết hợp thăm quan KDL thác Đamb’ri và trải nghiệm chinh phục cầu treo, đi xe trượt, khám phá cuộc sống của đồng bào Châu Mạ…
Thác Tam Hợp (Chùa Di Đà)
Thác Tam Hợp là một trong những thác nước đẹp ở Bảo Lộc rất nổi tiếng. Ngọn thác này ẩn mình giữa thiên nhiên hoang sơ sau khuôn viên chùa Di Đà thuộc buôn Đang Đừng của xã Đạ Tồn, cách trung tâm thành phố 35km.
Đến chùa Di Đà du khách hãy men theo lối đi phía sau chùa dẫn ra khu rừng nguyên sinh với đầy cây bụi rậm ráp và những hàng cổ thụ cao lớn xanh ngút ngàn để đến với thác Tam Hợp, Trên đường đi ngoài tiếng chim hót du khách có thể lắng nghe tiếng thác đổ ầm ầm vọng từ phía xa
Thác Tam Hợp được hình thành bởi ba dòng nước lớn đổ xuống ở độ cao 70m mang vẻ đẹp lấp lánh, quyến rũ đầy mê hoặc. Ngon thác cũng sở hữu nét hoang dại, nguyên sơ đặc trưng của núi rừng tây Nguyên với không gian được bao phủ bởi làn sương mỏng tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, lung linh lựa chốn bồng lai diệu kỳ.
Thác Suối Mơ
Thác Suối Mơ Đại Lào cũng là một trong những con thác nước đẹp ở Bảo Lộc được nhiều người biết đến. Thác nằm ở xã Đại Lào, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 12km nằm giữa miền rừng núi trùng điệp và hoang sơ, thác Suối Mơ gây thương nhớ bởi khung cảnh kỳ vĩ của con thác quanh năm tuôn nước đổ ào ạt.
Theo người dân địa phương thì trước đây Thác Suối Mơ có tên gọi là suối Đá Bàn bởi ở đây có rất nhiều đá nằm dọc theo con suối dưới chân thác. Tuy nhiên sau này chính bở cảnh sắc mộng mơ tựa cõi mộng của nơi đây người ta đã đổi tên thành thác Suối Mơ như hiện tại.
Thác Suối Mơ không tuôn trào dữ dội mà lại mang dáng vẻ trầm lắng, yên ả, xung quanh là núi rừng bao la nên rất thích hợp để dừng chân thư giãn, tận hưởng cảnh đẹp như mộng giữa núi rừng trong lành.
Thác Dasara
Không mang vẻ hùng vĩ dữ dội nhưng các ngọn thác đẹp ở Bảo Lộc khác, thác Dasara sở hữu dáng vẻ thơ mộng, dịu dàng và hiền hòa, tựa như một nàng thơ đang độ xuân thì khoe sắc rực rỡ.
Thác Dasara nằm trên địa bàn của xã Lộc Tân, TP Bảo Lộc, thời điểm lý tưởng nhất để ghé ngọn thác này là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lúc này thác rất đẹp, nước từ thượng nguồn đổ về nhiều mang lại vẻ đẹp rất quyến rũ
Nếu như đứng từ xa du khách có thể thấy 3 tầng cuối cùng của ngọn thác tuy nhiên nếu như băng theo đường rừng lên phía trên du khách sẽ được chiêm ngưỡng đến 7 tầng thác tuyệt đẹp.
Ngoài chiêm ngưỡng vẻ tuyệt sắc của con thác du khách khám phá thác Dasara có thể ghé thăm bản làng của đồng bào Mạ lân cận ngắn nhìn thiên nhiên hoang sơ của núi rừng.
Thác Câu Đôi Lộc Phát
Đây là cụm hai thác nước đẹp ở Bảo Lộc nằm gần nhau nên rất thuận tiện để du khách di chuyển và check-in trong một lộ trình. Thác nằm ở địa bàn của phường Lộc Phát cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 1km.
Từ trung tâm ngã ba Phẹc đến QL20 bạn rẽ vào đường Nguyễn Văn Cừ đi thêm 1km sẽ thấy cầu bê tông và thác Cầu Đôi toạ lạc ở ngay chân cầu. Ngọn thác Cầu Đôi rất dốc, đổ xuống một vực hẹp dòng chảy mạnh và sầu vào thung lũng tựa một con rồng lớn
Thác Lộc Phát còn được gọi là thác Đam Rông, chỉ cách thác Cầu Đôi 2km, ngọn thác này có đến 3 dòng chảy từ độ cao 20m xuống với hai dòng mạnh mẽ ở hai bên và một dòng ở giữa mảnh hơn, thác nước tuôn trào liên tục tạo nên vẻ hùng vỹ rất mê hoặc, đặc biệt quan đó là một vách đá đầy hoa dã quỳ, trinh nữ, cúc dại hay hoàng anh tuyệt đẹp.
Thác Prenn
Thác Prenn là một ngọn thác tuyệt đẹp nằm trong rừng nguyên sinh còn sót lại ở Đà Lạt ngay chân đèo Prenn, cửa ngõ đi vào thành phố Đà Lạt. Bởi thế, khi nghe tiếng nước chảy xối xả từ thác Prenn hòa cùng tiếng thông reo trong gió là biết mình sắp đến Đà Lạt rồi đó.
Thác Prenn khởi nguồn từ suối Prenn ở khu vực đường Hùng Vương, Đà Lạt, chảy qua đèo Prenn đến khi gặp khúc gãy của nền đá granite thì tạo thành thác. Thác Prenn cao hơn 10m và rộng là 20m, đổ xuống từ dòng thác Prenn qua những ghềnh đá nhấp nhô.
Theo lời kể của các già làng dân tộc K’ho ở đây thì lúc đầu, ngọn thác có tên là Liang Tarding, gần buôn Prền. Sau này, người dân địa phương gọi là Prenn, có nghĩa là “trái cà đắng”. Loại cà này được tìm thấy rất nhiều ở khu vực thượng nguồn thác Prenn, thường được hái làm thức ăn hàng ngày.
Ở một số lý giải khác, thì Prenn có nghĩa là “vùng lấn chiếm”. Điều này bắt nguồn từ cuộc chiến tranh dai dẳng xảy ra vào thế kỷ XVII của những người dân bản địa ở đây là: Lat, Chil, Srê, Mạ… chống lại sự Tây tiến của người Chăm.
Năm 1998, thác Prenn được xếp hạng Di tích thắng cảnh quốc gia và luôn nằm trong danh sách 5 thác nước đẹp với nhiều huyền thoại thú vị của Việt Nam. Thác có dáng vẻ êm dịu và uyển chuyển như một bức màn nước nhẹ nhàng đổ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh là hoa lá và đồi thông ngút ngàn.
Thác Pongour
Sở hữu sự hoang sơ, dữ dội đặc trưng của một thác nước ở vùng cao nguyên, Thác Pongour trở thành điểm đến đầy thú vị cho những tâm hồn yêu thiên nhiên hoang dã, và được đánh giá là một trong những thác nước đẹp nhất vùng Nam Tây Nguyên.
Thác Pongour nằm trên dòng chảy của sông Đa Nhim, nơi đã tạo nên bao thác và hồ nước tuyệt đẹp ở Đà Lạt. Thác có độ cao khoảng 40m, rộng hơn 100m, chảy thoai thoải qua 7 bậc đá tự nhiên tạo thành những thảm nước tung bọt trắng xóa; vì thế mà người ta gọi là “Thác Bảy Tầng”.
Xung quanh Thác Pongour là hệ thống rừng nguyên sinh rộng hơn 2,5ha với thảm thực vật đa dạng. Khu vực hạ lưu thác là một mặt hồ rộng thênh thang, với rất nhiều tảng đá nhấp nhô giữa dòng nước, thích hợp cho cắm trại và nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Hiện nay, phía trên dòng chảy Thác Pongour được ngăn đập làm thủy điện Đại Ninh nên dòng chảy của Thác Pongour không còn mạnh mẽ như trước. Tuy vậy, vẻ đẹp của thác nước vẫn không hề giảm đi nhiều.
Đến với thác Pongour bạn không chỉ được thưởng ngoạn khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng, mà còn được trải nghiệm một cảm giác bình yên giữa làn nước mát, tiếng chim rừng vang vọng, và tiếng nước chảy cả ngày lẫn đêm.
Theo một số tài liệu nghiên cứu địa chất của người Pháp, thì vùng đất này giàu khoáng sản cao lanh (kaolin), một loại đất sét trắng, nên họ đã đặt cho ngọn thác cái tên là Pongour, phiên âm từ tiếng K’Ho là Pon-gou, có nghĩa là “ông chủ vùng đất sét trắng”.
Khi đó, người Pháp cũng đã bình chọn Thác Pongour là “Ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương”, và cũng một lần khiến Vua Bảo Đại thốt lời khen ngợi là “Nam thiên đệ nhất thác” khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tuyệt mỹ của ngọn thác này. Vào năm 2000, Thác Pongour được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia.
Thác Pongour là thác nước duy nhất tại Việt Nam có tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày rằm tháng giêng, tức là dịp Tết Nguyên Tiêu. Vào những ngày này, rất nhiều hoạt động văn hóa, giải trí được dân địa phương tổ chức vô cùng náo nhiệt vui vẻ.
Thác Hang Cọp
Thác Hang Cọp nằm cách quốc lộ 20 khoảng 2,7 km về phía đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Xa khu vực dân cư 3 km, nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50m, dài 500 m. Thác có nhiều tên gọi khác nhau như: Thác Đạ Sar, Long Nhân, Thác Ông Thuận, Thiên Thai,…
Thác Hang cọp có độ cao khoảng 25m, rộng hơn 10m. Dòng nước trắng xóa đổ từ trên cao xuống một hố sâu rồi len lỏi qua những tảng đá lớn chảy vào trong khu rừng nguyên sinh rậm rạp, dưới chân núi hơi nước sẽ tỏa mù như sương và khí đá ẩm bốc ra lạnh ngắt.
Thác Hang Cọp đẹp nhất khi hoàng hôn phủ xuống núi đồi, ánh mặt trời vàng nhạt xuyên qua những rừng thông cao vút rồi dần tắt lịm; lá cây hoa Móng Cọp khép những cánh hoa, muôn vàn âm thanh của rừng núi cũng bắt đầu trỗi dậy; tiếng rừng thông lao xao, tiếng chim bay về núi tan toác giữa không gian hoang sơ; u tịch và nổi lên trong bóng chiều cô quạnh là tiếng “cọp gầm” đều đặn phát ra từ phía ngọn thác huyền thoại, có lúc làm ta giật mình tưởng thật.
Đến thăm những ngọn thác, lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, cho tâm hồn được thư giãn. Nếu bạn đang cần một nơi an tĩnh, bình yên để sạc lại năng lượng cho bản thân thì chắc chắn những ngọn thác trên là sự lựa chọn vô cùng hợp lí dành cho bạn.
Khám phá những thác nước đẹp ở Bảo Lộc, chốn thơ mang âm hưởng của xứ đại ngàn hùng vĩ, hoang sơ chắc chắn sẽ là kỉ niệm hấp dẫn cho hành trình phiêu lưu đến những chân trời mới của bạn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.