Chùa Hương (Hương Sơn) không chỉ thờ Phật mà còn là nơi thể hiện tín ngưỡng văn hóa người Việt đúc kết mà thành. Như vậy để tìm hiểu chính xác Chùa Hương thờ ai? Thì hãy cùng LEAD TRAVEL tìm hiểu những nét đẹp riêng của quần thể danh thắng này.
Giải đáp Chùa Hương thờ ai?
Chùa Hương không phải chỉ 1 chùa mà đây là chỉ 1 quần thể chùa – đền nằm rải rác trên nhiều xã ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa chính của chùa Hương là chùa Trong (chùa Hương) nằm ở xã Hương Sơn – chùa không phải nhân tạo mà là động đá tự nhiên – theo truyền thuyết thì đây là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm tu thành chính quả.
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày Mùng 6 tháng Giêng kéo dài cho hết tháng 3 âm lịch hàng năm.
“Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ Mẫu Thượng Ngàn – người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ túy Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.”
>>>>Tour du lịch Chùa Hương 1 ngày Khuyến Mại Giá Tốt Nhất
Với những chia sẻ trên, bạn đã tìm được giải đáp cho câu hỏi Chùa Hương thờ ai? Vậy đi lễ chùa Hương thế nào cho đúng, tránh những điều kiêng kị?
Lưu ý khi đi lễ chùa Hương
Chuẩn bị lễ: nên chuẩn bị lễ ở nhà trước sẽ chủ động hơn, mua lễ ở các hàng quán ở quanh khu vực chùa Hương khá đắt, càng đi sâu vào chùa Hương thì càng đắt, gấp 2 hoặc gấp 3, nhất là vào ngày lễ hội.
Đi chùa Hương du khách có thể chuẩn bị cả lễ chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, hương… hoặc lễ mặn như xôi gà, giò… Tuy nhiên, việc sắp lễ cần chú ý như lễ chay tịnh đặt ở ban thờ chính thờ Phật, lễ mặn – sống đặt ở ban thờ Mẫu hay các thần cai quản tự nhiên, không để nhầm tránh phạm phải điều kiêng kị.
Cầu tài lộc Thắp hương ở ban thờ Phật nên cầu bình an, yên ổn; ở ban thờ Mẫu và các vị thần khác hãy cầu may mắn, tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến, tình duyên…
Lưu ý khi đi chùa Hương mùa lễ hội: cần chú ý túi tiền, các đồ vật có giá trị tránh kẻ gian nhân lúc đông người chen lấn xô đẩy móc túi, lấy cắp.
Những thông tin trên chúng tôi hi vọng đã giúp du khách giải đáp câu hỏi Chùa Hương thờ ai? Và cung cấp những thông tin bổ ích cho chuyến đi sắp tới.
Bạn có muốn chuyến đi thoải mái, tiết kiệm cùng gia đình và bạn bè? Hãy tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH LỄ HỘI, CHÙA CHIỀN GIÁ RẺ và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có chuyến đi trọn vẹn cùng gia đình và bạn bè
- Giá phòng các khách sạn 4 sao Cửa Lò khuyến mại
- Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Hà Giang đầy đủ nhất cho người đi lần đầu
- Đến với Công viên địa chất toàn cầu thứ 2 của Việt Nam – Cao Bằng
- Trải nghiêm tour quy nhơn bình định kỳ nghỉ đầy ấn tượng và hấp dẫn
- Khám phá di tích miếu bà chúa xứ núi sam trải nghiệm nét văn hóa độc đáo nơi đây