Top 4 địa điểm du lịch tâm linh Hà Nam cực linh thiêng

du lịch tâm linh Hà Nam

Địa chỉ những điểm du lịch tâm linh Hà Nam nổi tiếng nhất

Chỉ cách Hà Nội chỉ hơn 50 km, Hà Nam là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hàng đầu ở miền Bắc. Một trong những điều thú vị là Hà Nam – mảnh đất sản sinh ra nhiều người con ưu tú như Nguyễn Khuyến, nhà văn Nam Cao… Rất nhiều sự tích, câu chuyện lưu truyền trong dân gian đều có xuất phát điểm từ  đây. Cùng Lead Travel lên kế hoạch cho chuyến du lịch tâm linh Hà Nam ngay hôm nay nhé.

Chùa Tam Chúc

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, Kim Bảng , Hà Nam. Với diện tích hơn 5.000 ha, chùa Tam Chúc khi hoàn thành sẽ thay thế chùa Bái Đính với danh hiệu ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Vị trí chùa Tam Chúc khá đặc biệt: phía sau tựa núi Thất Tinh, phía trước hướng ra hồ Lục Nhạc trông ra 6 hòn đảo trong hồ.

Hiện nay, công trình chùa Tam Chúc đã hoàn thành được một phần, bao gồm các hạng mục:

  • Chùa Ngọc (Đàn Tế Trơi) tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, đây là chùa trung tâm trong hệ thống chùa Tam Chúc. Trong chùa hiện đang đặt 3 bức tượng Phật làm bằng đá Granit nhập khẩu từ Ấn Độ cùng pho tượng Phật làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm. Để lên tới chùa Ngọc, du khách cần vượt qua 200 bậc thang.
  • Điện thờ Pháp chủ Thích Ca Mâu Ni: tượng Phật nặng 200 tấn – đây là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
  • Điện Tam Bảo: Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100 m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.
 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam
  • Vườn Kinh: có 99 cây cột được dựng tại vườn Kinh, mỗi cây cột đều được khắc bài Kinh để du khách vừa ngắm nhìn vừa cầu nguyện.
  • Đình Tam Chúc: nằm biệt lập như hòn đảo nổi giữa vùng đầm nước mênh mông, đình thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, đền có từ thời nhà Đinh.

Chùa Tam Chúc đang trong quá trình xây dựng, du khách khi đến chùa thì nên chuẩn bị khẩu trang, mũ…

Tham Khảo 

>>>>Tour du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam 1 ngày Khuyến Mại

Chùa Bà Đanh – Núi Ngọc

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng nghe tới câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”. Tưởng chừng như câu nói chỉ như mượn lời mà hóa ra, tại tỉnh Hà Nam lại có một ngôi chùa mang tên Bà Đanh thật.

Chùa Bà Đanh tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ngay bên dòng sông Đáy hiền hòa uốn lượn. Chùa Bà Đanh sở dĩ được ví với “đệ nhất vắng khách” vì trước kia, chùa tọa lạc cách xa khu dân cư, 3 mặt là sông, 1 phía là rừng rậm, muốn vào chùa thì có cách đi đò qua sông Đáy nên có khá ít du khách đến hành hương.

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Chùa Bà Đanh thờ ai? Chùa Bà Đanh có hệ thống điện thờ khá đa dạng là Phật, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, Tử Phủ cùng với tín ngưỡng người địa phương – Tứ Pháp. Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, tùy theo thời tiết, mùa vụ mà chọn ngày tổ chức lễ hội trong năm. Chùa Bà Đanh là một trong số ít những ngôi chùa tại miền Bắc còn giữ gìn được nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính cho tới ngày nay.

Cách chùa Bà Đanh khoảng 100m là Núi Ngọc, đây là núi đá vôi độc lập kéo dài từ Tây Bắc. Do được người dân tại đây luôn giữ gìn, núi Ngọc vẫn bảo tồn được nét hoang sơ với nhưng cánh rừng cổ thụ. Đi chùa Bà Đanh – ngắm cảnh núi Ngọc nơi non xanh nước biếc hữu tình sẽ giúp du khách có được ngày cuối tuần thư giãn.

Địa Tạng Phi Lai Tự (chùa Đùng)

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Địa Tạng Phi Lai Tự nằm tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Cách Hà Nội 70km. Chùa Đùng hay được biết với tên chính là Địa Tạng Phi Lai Tự. Theo câu chuyện được lưu truyền đến ngày nay, khi vua Tự Đức về đầy cầu con, xuống chân núi, vua nói: Phi Lai, được hiểu là có thể quay trở lại hoặc không. Từ đó, nơi đây được đặt tên Địa Tạng Phi Lai Tự mang ý nghĩa Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ quay trở lại. Mà nơi Ngài không về thì nơi ấy thành Phật.

Khác với nhiều ngôi chùa ở miền Bắc. Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc giữa rừng thông xanh ngút mắt, phía trước trông ra cánh đồng lúa trải dài, với địa thế trên chùa Đùng mang nét đẹp thanh tao, thoát tục lạ thường.

sân chùa dải sỏi trắng
du lịch tâm linh Hà Nam

Hệ thống chùa Địa Tạng Phi Lai bao gồm Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Du khách thường rất thích về nơi đây chụp ảnh, vãn cảnh, nhất là tại sân chùa dải sỏi trắng, khu trà thất cùng những hiện vật mang nét kiến trúc Chăm pa từ những ngày đầu xây dựng chùa.

Đền Vũ Điện – “Chuyện người con gái Nam Xương”

Đền Vũ Điện được người dân địa phương gọi là miếu vợ chàng Trương, thờ công . Sự tích về bà Vũ Thị Thiết đã được Nguyễn Dữ chép lại trong “Truyền kì mạn lục” với tựa: “Chuyện người con gái Nam Xương”.

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Theo truyền thuyết kể lại, bà Vũ Thị Thiết thời trẻ là người vừa có sắc lại giỏi kinh sử và có tài làm thơ, vào những năm đói kém mất mùa, nàng đa bỏ một phần tài sản trong nhà để cứu đói cho dân trong vùng. Về sau, nàng được gả cho người họ Trương giàu có trong vùng. Khi nàng mang thai, chồng nàng phải lên đường tòng quân đánh giặc. Nàng ở nhà hết lòng chăm lo mẹ chồng già yếu cùng con thơ, chờ chồng trở về. Khi mẹ chồng mất, làng chăm lo trọn vẹn tang sự.

“Chàng Trương tòng quân đã đến kỳ mãn hạn, được trở về sum họp cùng gia đình, về nhà thấy mẹ qua đời, tình cảnh gia đình xa sút chàng rất buồn chán, nhưng chàng còn buồn chán hơn vì khi bế con nó lại không theo mà còn nói: Cha đến tối mới về cơ, mẹ đi cha cũng đi, mẹ ngồi cha cũng ngồi.

Từ đó chàng Trương sinh ra ngờ vực, hắt hủi vợ cho rằng nàng hư đốn, nàng chẳng biết nói thế nào để giải hết nỗi hiềm nghi ấy, họ hàng làng xóm khuyên giải chàng cũng không nghe cuối cùng vì oan ức nàng đã ra bến sông, nơi ấy có cây gạo to treo lại khăn yếm rồi nhảy xuống sông tự vẫn ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Chốn cây gạo rời chân bóng mát.

Trông bốn bề bát ngát mênh mông.

Chiều hôm sóng nổi đùng đùng.

Yếm hồng treo lại thề cùng nước mây.

Khi thấy vợ tự vẫn tuy đã thấy lỗi lầm, nhưng người chồng vẫn chưa hết tình nghi, một hôm Trương Huyền ôm con trong nhà, nó nhớ mẹ khóc mãi không chịu nín, chợt nó thấy bóng người trên vách liền kinh ngạc kêu lên (cha đến rồi kìa). Thì ra khi Trương Huyền đi vắng, nàng Hương thường đùa chỉ bóng mình mà bảo đó là cha nó, bấy giờ chàng Trương mới tỉnh ngộ hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng không cứu được nàng sống lại nữa, Trương Huyền vì đau khổ và hổ thẹn với dân làng nên đã bế con đi đâu không ai biết nữa.”

Thương xót cho nàng, nhân dân tại đây lập đền thờ. Khi vua Lê Thành Tông qua đây đi đánh giặc Chiêm Thành, qua đây gặp sóng to nên vào lễ bái. Bà đã âm phù cho đại quân thắng trận. Sau khi trở về, vua cho lập đền thờ, cung cấp thêm vàng và ruộng đất xây dựng đền khang trang.

 du lịch tâm linh Hà Nam
du lịch tâm linh Hà Nam

Lễ hội đền Bà Vũ được tổ chức vào ngày lễ của bà là ngày 20/ 8 hàng năm. Hiện nay, đền Vũ Nương hiện nay tọa lạc tại thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Các đền, chùa ở Hà Nam có vị trí khá gần nhau, du khách có thể chọn tour du lịch tham quan kết hợp các địa điểm tâm linh trên.

Với những chia sẻ trên về top những điểm du lịch tâm linh Hà Nam nổi tiếng, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có những hành trang tốt nhất cho chuyến đi sắp tới.

Tham khảo ngay các tour du lịch Hà Nam trọn gói khuyến mại và liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn những thông tin mới nhất về giá tour trọn gói, thuê xe, lịch trình tham quan…

Chúc bạn có kì nghỉ trọn vẹn cùng gia đình và bạn bè!