Không hổ danh là chốn bồng lai tiên cảnh ở mảnh đất Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc khiến cho bất cứ ai từng ghé thăm đều không khỏi trầm trồ kinh ngạc.
Sở hữu địa thế “tựa sơn hướng thủy” cùng không gian thanh tịnh của chốn Phật pháp linh thiêng, ngôi chùa đã thu hút lượng lớn du khách đến đây tham quan hằng nằm.
Cùng Lead Travel khám phá những điều thú vị về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ngay sau đây để lên kế hoạch cho một chuyến du hí tuyệt vời bạn nhé!
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh. Không gian thanh tịnh của chùa mang đến cho du khách cảm giác như đang đặt chân vào một thế giới bình yên, không có âu lo, muộn phiền.
Năm 2019, chùa Tam Chúc vinh dự là địa điểm được chọn để tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak của Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay, mỗi năm có rất nhiều Phật Tử tứ phương đến dâng hương lễ bái cũng như hàng triệu lượt khách tham quan đến tham quan chùa Tam Chúc.Năm 2019, chùa Tam Chúc vinh dự là địa điểm được chọn để tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak của Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay, mỗi năm có rất nhiều Phật Tử tứ phương đến dâng hương lễ bái cũng như hàng triệu lượt khách tham quan đến tham quan chùa Tam Chúc.
Một số điểm tham quan thú vị ở chùa Tam Chúc
Du lịch chùa Tam Chúc, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thăm viếng, chiếm bái cầu bình an, ngồi thuyền ngắm cảnh, … Là một khu quần thể du lịch nổi tiếng, chùa Tam Chúc Hà Nam có nhiều điểm tham quan hấp dẫn bạn nhất định phải ghé qua, chẳng hạn:
Cổng Tam Quan: Đây là cổng chính dẫn lối vào chùa, được xây dựng đồ sộ, vô cùng hoành tráng. Cổng Tam Quan được chia thành Tam Quan Nội và Tam Quan Ngoại.
Trong đó, Tam Quan Ngoại được xây dựng kiên cố, là điểm đầu tiên dùng để đón các Phật tử và khách du lịch. Tam Quan Nội là điểm đến tiếp theo sau khi du khách đi thuyền qua hồ Lục Ngạn để đến Khu Tâm Linh.
Nhà khách Thủy Đình: Sau khi đi qua Tam Quan Ngoại, bạn sẽ đặt chân đến nhà khách Thủy Đình. Tại đây bạn có thể check -in, mua vé đi thuyền để khám phá các địa điểm bên trong chùa. Ngoài ra, bạn có thể tham quan nội thất, xem tranh ảnh về chùa và ngắm nhìn toàn cảnh Khu Tâm Linh Tam Chúc.
Vườn cột kinh: Tại đây có 32 cột kinh khổng lồ, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, cao 14m làm từ đá xanh, được xếp ngay ngắn, vô cùng trang nghiêm. Mỗi chân cột là một đài sen, thân hình lục giác, đỉnh là búp sen, kết hợp cùng những hoa văn độc đáo vô cùng ấn tượng.
Một số địa điểm du lịch thú vị gần chùa Tam Chúc
Đền Lảnh Giang: Nổi tiếng là ngôi đền tâm linh bậc nhất Hà Nam, đền Lảnh Giang với kiến trúc hàng trăm năm tuổi thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách gần xa. Đến nơi đây, bạn sẽ được khám phá những câu chuyện bí ẩn trong lịch sử và tham gia nghi thức “vay vốn” vô cùng độc đáo.
Động Phúc Long: Nổi tiếng là thắng cảnh đẹp ở Hà Nam, động Phúc Long trở thành điểm đến được nhiều du khách quan tâm. Động Phúc Long mang dáng dấp của một con rồng, này nằm ở khu vực núi Chùa với sức chứa lên đến vài trăm người. Sự hòa hợp giữa động Phúc Long và không gian núi Chùa đã tạo nên bức họa tuyệt đẹp khiến du khách không khỏi say mê.
Núi Ngọc – Chùa Bà Đanh: Dường như cái tên chùa Bà Đanh đã không còn xa lạ. Câu nói “vắng như chùa bà Đanh” đã phần nào cho thấy được không gian vô cùng tĩnh lặng và bình yên của chùa. Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh đẹp trong không gian vắng lặng và riêng tư, bạn có thể ghé thăm địa điểm này.
Ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi du lịch chùa Tam Chúc
Khi du lịch tham quan chùa Tam Chúc, nhất định bạn phải thưởng thức những món ăn đặc sản của tỉnh Hà Nam sau:
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý: Đây là món ăn ngon rất nổi tiếng ở Hà Nam, hương vị bánh cuốn chả đặc biệt sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Chả nướng được làm từ thịt heo tươi ngon, chế biến công phu rồi đem tẩm ướp với gia vị theo công thức truyền thống.
Sau đó nướng chín trên bếp than hồng, ăn kèm với bánh cuốn, rau sống và chén nước chấm chua ngọt. Tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau, đảm bảo hài lòng thực khách khó tính.
Cá kho niêu đất Vũ Đại: Món ăn này tưởng chừng quen thuộc nhưng sẽ khiến bạn bất ngờ bởi hương vị đậm đà khó cưỡng.
Cá trắm đen làm sạch, tẩm ướp cùng gia vị, lót một lớp riềng vào nồi đất, xếp cá lên trên và đem đi kho trong 12 giờ đồng hồ. Từng khúc cá thơm ngon, đậm vị nhưng không bị nát sẽ khiến bạn xuýt xoa ngay khi thưởng thức chúng.
Chuối ngự Đại Hoàng: Đây là một loại chuối ngon nằm trong top những loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Những trái chuối vàng óng, mập đều thơm ngon ở đây không phải nơi nào cũng trồng được. Hãy dành thời gian nếm thử để xem chúng có gì đặc biệt nhé!
Món chay: Tại chùa Tam Chúc, bạn có thể thưởng thức các món chay độc đáo, phong phú ngày tại trong chùa. Mỗi món chay ở chùa lại có một điểm đặc sắc riêng. Hòa cùng không gian thanh tịnh, yên bình, những món chay thanh đạm sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng từ trong tâm hồn.
Revew khu du lịch chùa tam chúc không thể bỏ qua
Hiện tại vé vào Chùa Tam Chúc tham quan vẫn đang miễn phí cho du khách thập phương đến hành hương lễ Phật, nhưng phải thanh toán tiền mua vé xe điện và thuy
Giá vé đò và du thuyền Chùa Tam Chúc hiện tại lần lượt là 200.000đ và 250.000đ/ 1 người/ 1 lượt. Đây là phương tiện từ Thủy Đình đến Cổng Tam Quan.
Bến xe điện và bến du thuyền Chùa Tam Chúc nằm tại khu vực nhà khách Thủy Đình và đi đến Cổng Tam Quan.
Từ Thủy Đình đến Cổng Tam Quan khoảng 4,5km, đi xe điện mất khoảng 20 phút và đi thuyền mất khoảng 30 phút. Trong đó, mỗi xe điện có thể chở được 12 người, du thuyền chở tối đa được 36 người.
Hãy cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp tiểm ẩn nơi đây trong Chùm tour chùa Tam Chúc 1 ngày nhé:
Điểm check in sống ảo đẹp nhất Hà Nam ( Chùa Tam Chúc )
Không chỉ là một điểm đến tâm linh hấp dẫn mà chùa Tam Chúc còn hứa hẹn là điểm “sống ảo thần thánh” của giới trẻ với sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Chùa Tam Chúc với nhiều khung cảnh tuyệt đẹp tựa phim cổ trang. Nơi đây ngày nay là điểm săn lùng góc ảnh đẹp của các bạn trẻ check in sống ảo với hàng trăm tấm ảnh mang về đầy trên facebook.
Thời điểm thích hợp để đi lễ chùa Tam Chúc
Đi chùa không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh chính vì vậy mà bạn có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong năm để đến đây.
Theo kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm thì đến Tam Chúc vào mùa nào, ngày nào cũng được nhưng khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Và bạn có thể đi du lịch Tam Chúc 1 ngày hay nhiều ngày tùy thích.
Từ tháng Giêng đến tháng 3 là mùa lễ hội. Việc bạn lựa chọn đi lễ chùa Tam Chúc vào dịp này sẽ rất đông vì đây là thời điểm mà mọi người đổ xô về chùa bái Phật, cầu mong tiền tài, danh vọng.
Tuy nhiên nếu bạn đi chỉ để “thưởng thức” trọn vẹn từ phong cảnh hữu tình, sự linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật và cả đồ ăn hơi đây thì bạn nên tránh dịp lễ hội đầu năm, mà có thể đi vào bất cứ dịp nào trong năm.
Những điểm bạn không thể bỏ qua khi đến với chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là chùa có phong thủy cực tốt khi được mẹ thiên nhiên ban tặng cho thiên nhiên kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình. Chùa củng là nơi hội tụ nhiều sinh vật kỳ bí khiến các du khách đến đây mê mẩn tìm tòi.
Chùa nằm trong khu du lịch Tam Chúc và có vị trí như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính ở Tràng An Ninh Bình. Phía sau chùa là dãy núi Thất Tinh, còn phía trước là hồ Lục Nhạc . Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ với nhiều truyền thuyết ma mị của người dân nơi đây.
Chùa Tam Chúc với khuôn viên cực kỳ rộng lớn. Chùa bao gồm một hồ nước rộng tới 1.000 ha cộng với dãy núi đá rừng tự nhiên có diện tích tới 3.000 ha. Còn lại xung quanh chùa là các thung lũng rộng lớn gần 1.000 ha.
Với khuôn viên rộng lớn như vậy Chùa Tam Chúc là ngôi chùa có cảnh quan hùng vĩ đẹp đến mê hoặc lòng người. Hiện nay còn là nơi săn ảnh của giới trẻ không chỉ ở Hà Nam, mà toàn khu vực miền Bắc.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.
Cổng Tam Quan: Đoàn hành lễ tại cổng Tam Quan nơi có tượng Phật nằm bằng đồng nguyên khối và hai vị Hộ Pháp bên tả, bên hữu. Đây là việc cần thiết trước khi vào chùa bái phật.
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.
Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.
Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.
Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn.
Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.
Giá vé vào chùa Tam Chúc
Gửi xe máy : 5k/xe ( bãi xe ở cổng khu du lịch )
Vé Chùa Tam Chúc 2 lựa chọn
☞ Đi thuyền: 200k/người/ Khứ hồi
☞ Đi xe điện: 90k/người/ Khứ hồi
Ngay cạnh bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ ( nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo… giá cũng vừa phải, mọi người tốt nhất nên lên đây rồi mua ăn ko phải mang theo đâu, xách theo lỉnh kỉnh mà ko rẻ hơn dk mấy, nước lọc 10k/c, kem 15k/c…)
Buổi trưa bạn có thể lên tầng 3 trung tâm họi nghị Quốc tế Vesak – Nhà hàng Thủy Đình để dùng bữa. Tại đây sẽ có cơm suất, cơm theo mâm với mức giá từ thấp đến cao, tùy nhu cầu mỗi người. Cuối tuần, nhà hàng sẽ phục vụ Buffet chỉ 125K.
Di chuyển đến chùa Tam Chúc
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A (Phủ Lý) – thị trấn Ba Sao.
Ngoài ra bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.
Một số lưu ý cần nhớ khi đi lễ chùa Tam Chúc Cổ
Chú ý đầu tiên là về cách ăn mặc. Miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được nhưng chùa vốn là chốn linh thiêng, tránh mặc những trang phục phản cảm, quá ngắn.
Chùa Tam Chúc hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng nên khó tránh khỏi bụi bẩn, ồn ào. Vì vậy nên hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khẩu trang, mũ nón đầy đủ.
Vì chùa rất rộng nên phải đi lại nhiều mới có thể ngắm được toàn cảnh nơi này do đó mà các bạn nên mang theo giày bệt, giày thể thao cho tiện di chuyển.
Lịch trình tour du lịch Tam Chúc 1 Ngày
Sáng tham quan chùa tam chúc
07h00 – 07h30: Xe ô tô đón Quý khách tại trung tâm hà nội khởi hành đi Hà Nam. Trên xe, quý khách sẽ được tóm tắt lịch trình và giới thiệu về chùa Tam Chúc.
09h00: Khách đến quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Đến đây, du khách sẽ di chuyển đến bến tàu Tam Chúc. Quý khách lên thuyền VIP đi trên lòng hồ vào quần thể tự do thăm qua Tam Chúc.
Hồ Tam Chúc là một trong những hồ nước tự nhiên rộng nhất Việt Nam, có dãy núi đá vôi bao quanh. Giữa hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên khiến phong cảnh thơ mộng, đủ ‘sơn thủy hữu tình’.
Đi thuyền trên hồ, du khách sẽ được ghé tới tham quan hòn đảo nhỏ và ngôi đình trên đó, gọi là đình Tam Chúc – ngôi đình với đầy đủ nét tinh hoa kiến trúc đền chùa Bắc Bộ. Tiếp đó, khách du lịch sẽ được tới Cổng Tam Quan, kết thúc hành trình dạo cảnh hồ.
Khách đi tour Tam Chúc tiếp tục tham quan điện Tam Thế với kiến trúc chạm trổ tinh xảo, có 3 pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, tương lai và hiện tại.
Sau đó, khách tới điện Pháp Chủ có 4 bức phù điêu lớn, bao trùm toàn bộ tường trong điện, kể về những giai đoạn trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Du khách đi tiếp tới điện Quan Âm thờ Phật ngàn mắt ngàn tay.
Ra bên ngoài, quý khách sẽ đến với vườn cột kinh với những cột kinh cao hơn 13m, sừng sững giữa sân chùa.
Tiếp đến, du khách tới tham quan chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh, nằm ở độ cao 468, có 299 bậc thang, được xây dựng bằng đá khối granit từ Ấn Độ xếp liền nhau.
Quý khách ăn trưa bằng xuất chay tại chùa. Quý khách tiếp tục tham quan chùa
11-12h quý khách thưởng thức Buffet tại nhà khách trong khuôn viên chùa Nhà hàng Thủy Đình (quý khách nên bắt đầu ăn lúc 11h) ăn xong quý khách tiếp tục tự do thăm quan và check in chùa.
14h Quý khách lên xe điện trở ra lại vị trí xe đỗ ban đầu.
Chiều tham quan chùa địa tạng phi lai tự
14h30 xe khởi hành đi chùa ĐỊA TẠNG PHI LAI TỰ.
Địa Tạng Phi Lai Tự – chùa Địa Tạng Phi Lai – còn có tên trước đây là chùa Đùng, nằm ở thôn Ninh Trung, thuộc xã Liêm Sơn, huyện Liêm Sơn, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chỉ khoảng 70km theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình.
Thời gian cả đi và về chỉ khoảng 3 tiếng, thêm cả thời gian tham quan nữa cũng vẫn đủ để đi về trong ngày. Quá hợp lý cho một chuyến du lịch tâm linh trong ngày, về vẫn kịp nghỉ ngơi để ngày hôm sau lại đi làm, đi học rồi phải không!
16h30 quý khách lên xe quay về Hà Nội.
Kết thúc hành trình. Kính Chúc Quý khách một năm mới đại thành công, may mắn và ngập tràn hạnh phúc. Trân trọng!!!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.