Cẩm nang du lịch Chùa Hương tháng 12 trọn vẹn

du lịch Chùa Hương tháng 12

Cùng Lead Travel lên lịch cho chuyến đi du lịch Chùa Hương tháng 12 với những lưu ý cần biết.

Theo quan niệm từ xưa, đầu năm vay lễ ở đâu thì cuối năm vay lễ ở đó. Đó cũng như một biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Dâng lễ tạ để tỏ lòng tạ ơn trước sự bảo vệ, phù hộ cho ta một năm thuận buồm xuôi gió. Bởi vậy, nhiều người thường chọn đi chùa Hương dịp đầu năm và cuối năm thường chọn làm lễ tạ, nhất là vào dịp tháng Chạp cuối năm.

Cẩm nang du lịch Chùa Hương tháng 12

du lịch Chùa Hương tháng 12
du lịch Chùa Hương tháng 12

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở miền Bắc. Chùa Hương không chỉ là một chùa mà đây là quần thể chùa – đền, hang nằm rải rác trên nhiều xã ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa chính của chùa Hương là chùa Trong (chùa Hương) nằm ở xã Hương Sơn – được phong tặng với danh xưng “Nam Thiên Đệ Nhị Động” (động đẹp thứ 2 ở trời nam).

Vào dịp đầu năm, chùa Hương đón chào hàng nghìn lượt du khách thập phương về chùa cầu may, xin lộc, vãn cảnh. Đến những ngày cuối năm, chùa Hương cũng nhộn nhịp không kém khi du khách về đây làm lễ tạ.

Có nên đi chùa Hương tháng 12?

du lịch Chùa Hương tháng 12
mùa hoa súng ở chùa Hương

Có rất nhiều lí do để du khách chọn đi du lịch Chùa Hương tháng 12. Có thể là làm lễ tạ cuối năm hay đơn giản chỉ là tránh đi vào những ngày đông đúc, xô bồ mùa lễ hội đầu năm.

Chùa Hương không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nơi đây nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình. Hành trình vãn cảnh chùa Hương bắt đầu từ bến Đục, quý khách lên đò xuôi theo dòng suối Yến Vĩ thơ mộng, đến thăm quan và thắp hương tại Đền Trình – ngôi đền nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc.

Quý khách tiếp tục đi đò, ngắm cảnh Chùa Hương kì vĩ với những nhiều ngọn núi mang hình thù khác nhau: Núi Mâm Xôi, Núi Sư Tử Phục, ngắm nhìn cây cầu Hội tuyệt đẹp của Chùa Hương

Đến bến đò Thiên Trù, Quý khách tham quan và làm lễ thắp hương tại Chùa Thiên Trù – Một ngôi chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông tọa lạc trên thềm núi Lão.

Sau hành trình đi thuyền, du khách có thể chọn đi đường bộ hoặc đi cáp treo lên động Hương Tích. Trong động có rất nhiều nhũ đá mang hình thù kỳ lạ như: Bầu sữa mẹ, Đụn Gạo, Đụn Tiền, Cây Vàng Cây Bạc, Núi Cô, Núi Cậu, Hoa Phiền Não…Quý khách thắp hương tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc dưới thời Tây Sơn.

Đến với Chùa Hương, du khách thỏa sức cầu tài cầu lộc, cầu tiền tài, danh vọng (trừ ban thờ Phật nên cầu bình an, sức khỏe). Đặc biệt đây cũng là khu tâm linh được nhiều gia đình muộn đường con cái đến làm lễ cầu tự.

Tháng 12 chùa Hương thêm phần xuân sắc với sự nở rộ của hoa súng ở suối Yến (từ 7h – 9h sáng)

Tham Khảo 

>>>>Tour du lịch Chùa Hương 1 ngày Khuyến Mại Giá Tốt Nhất

Nên đi du lịch chùa Hương vào mùa nào?

du lịch Chùa Hương tháng 12
du lịch Chùa Hương tháng 12

Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lúc chùa Hương bắt đầu mùa du lịch cao điểm, du khách thập phương về đây khá đông.  

Vào mùa hè, nhiều du khách chọn đi chùa Hương chiêm ngưỡng mùa hoa súng, thư giãn trong bầu không khí mát lạnh nơi núi rừng.

Với những ai lựa chọn đi chùa Hương ngày đầu năm cầu may thì thường chọn đi Chùa Hương tháng 12, làm lễ tạ.

Lưu ý khi đi chùa Hương ngày cuối năm

Trang phục: Hà Nội mùa đông với đặc điểm thời tiết giá rét, khô hanh. Bạn nên chuẩn bị những bộ quần áo ấm áp, lịch sự khi đi chùa. Bạn nên chọn trang phục thoải mái như giày thể thao, giày lười… vì sẽ phải di chuyển khá nhiều.

Đi đò chùa Hương: Nếu không phải vào ngày lễ hội, du khách tìm tới trạm điều hành  thuyền đò ngày thường của cơ sở thôn Yến Vỹ ( địa chỉ bến đò Yến ). Trạm điều hành số 1 tại đường vào Đền Trình chùa Hương, trạm điều hành số 2 tại đường Sao Xa (từ 5h sáng đến 17h). Du khách nên liên hệ để đặt vé đò trước.

Cáp treo chùa Hương hoạt động quanh năm.

Giá dịch vụ tại chùa Hương:

  • Vé tham quan 80.000đ/ người, vé thuê thuyền 50.000đ/ người, riêng tuyến Long Vân và Tuyết Sơn là 30.000đ/người.
  • Vé cáp treo chùa Hương (từ Đền Trình – Thiên Trù đến Hương Tích): khứ hồi người lớn 180.000đ/vé, khứ hồi trẻ em (cao dưới 1,1m) 120.000đ/vé, 1 chiều người lớn 120.000đ/vé, 1 chiều trẻ em 90.000đ/vé.

Soạn lễ đi chùa Hương

du lịch Chùa Hương tháng 12
du lịch Chùa Hương tháng 12

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…. Nên nhớ “cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ dày”.

Với những chia sẻ trên về cẩm nang đi Chùa Hương tháng 12, chúng tôi hi vọng đã giúp du khách có được những hành trang trọn vẹn nhất.

Bạn có muốn chuyến du lịch trọn vẹn mà không cần lo lắng về phương tiện di chuyển, lịch trình tham quan hay những chi phí phát sinh ngoài dự tính? Tham khảo ngay các tour du lịch chùa chiền trọn gói khuyến mại hoặc liên hệ theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218

Chúc bạn có chuyến du lịch thoải mái.