Khám phá miếu hòn bà vũng tàu đểm đến đặc biệt hấp dẫn

Tên gọi Miếu Hòn Bà ra đời từ cuối thế kỷ thứ 17, đến nay, ngôi miếu này đã trở thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn đối với du khách. Đến nơi đây, du khách không chỉ tới để thực hiện hành hương và dâng lễ, mà còn để khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của những con đường độc đáo dẫn đến ngôi miếu. Vậy địa danh này đặc biệt như thế nào? Hãy cùng Lead Travel tìm hiểu trong bài viết.

Đôi nét khái quát về Miếu Hòn Bà – Vũng Tàu

Miếu Hòn Bà nằm trên đảo Hòn Bà (một đảo nhỏ thuộc Bãi Sau – Vũng Tàu). Tổng diện tích của đảo khoảng 5.000m2 và du khách được tham quan nơi này hoàn toàn miễn phí. Đảo có vị trí khá gần với khu vực đất liền nên mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với đảo và khám phá miếu.

Muốn đến được Miếu Hòn Bà, bạn cần phải di chuyển bằng thuyền khi nước lên. Còn khi thủy triều xuống, bạn có thể đi bộ để chiêm ngưỡng con đường đá độc đáo.

Miếu Hòn Bà hằng năm đều tổ chức cúng 4 kỳ vào tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 theo lịch âm. Ngôi miếu này là một địa điểm thờ bái tâm linh, ngưỡng vọng của rất nhiều người dân tại địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Miếu Hòn Bà nổi giữa biển với phong cảnh yên bình, tuyệt đẹp, được xếp vào danh sách những ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất ở Việt Nam. Vị trí lưng chừng giữa hòn đảo nhỏ cùng lịch sử và nhiều câu chuyện xoay quanh việc xây dựng – thờ cúng càng làm cho miếu trở nên nổi tiếng, linh thiêng.

Vị trí của Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

Địa chỉ: Nằm trên đảo Hòn Bà, Thùy Vân, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hòn Bà nằm ở khu vực Bãi Sau – Thành phố Vũng Tàu, cách chân Núi Nhỏ và Mũi Nghinh Phong chỉ tầm khoảng 200m. Nếu leo lên vai Tượng Chúa Kito Vua thì bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh Hòn Bà và Miếu Hòn Bà từ trên cao.

Thời điểm nào nên đi du lịch đến Miếu Hòn Bà?

Nếu như đến Hòn Bà vào những dịp lễ cúng của tháng Giêng, tháng 4 – 7 – 10 âm lịch thì bạn sẽ được khám phá nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng nơi đây. Từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để bạn tham quan Hòn Bà và kết hợp với khám phá nhiều địa danh khác tại Vũng Tàu. Trong những tháng này trời sẽ ít mưa, nắng nhẹ, rất thích hợp để đi du ngoạn.

Còn nếu bạn đến trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 thời tiết Vũng Tàu sẽ khá nóng nên hơi bất tiện một chút.

Di chuyển đến Miếu Hòn Bà bằng cách nào?

Để đến được Miếu Hòn Bà, bạn có thể di chuyển theo 2 cách dưới đây:

Đi thuyền ra Miếu Hòn Bà

Những ngày nước dâng cao là thời điểm Miếu Hòn Bà đông khách nhất. Lúc này, bạn cần phải di chuyển bằng thuyền thì mới có thể ra đảo được. Thuyền của người dân địa phương sống gần đảo sẽ đưa bạn ra đến miếu với mức giá khoảng 500.000 VNĐ/chuyến từ 10 – 20 người.

Đi bộ ra Miếu Hòn Bà

Phương thức này chỉ áp dụng vào một số ngày nhất định trong tháng – khi con đường đá đi bộ ra biển xuất hiện. Thông thường sẽ là vào ngày 14, 15 âm lịch hằng tháng và chỉ xuất hiện trong khoảng 2 giờ đồng hồ để du khách có thể trải nghiệm.

Từ chỗ gửi xe, bạn phải đi bộ qua một đoạn cát dài rồi mới bắt đầu bước vào con đường đá độc đáo này. 30 phút là tổng thời gian đi bộ để bạn có thể tiếp cận được đến đảo Hòn Bà. Khi đặt chân đến đảo là bạn sẽ thấy ngay ngôi miếu vì đảo có diện tích không quá lớn.

Tham khảo lịch nước rút ở Hòn Bà Vũng Tàu

Như đã có đề cập đến ở trên, con đường đá đi bộ ra biển chỉ xuất hiện khi thủy triều rút. Cụ thể, lịch trình nước rút ở đảo Hòn Bà như sau:

Ngày 14, 15 âm lịch hằng tháng con đường sẽ xuất hiện. Khoảng 17:00 chiều là du khách có thể tản bộ để thưởng ngoạn cảnh đẹp độc đáo và tham quan Chúa Tám Cô. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo lịch trình nước rút hằng tháng trước khi đến đảo để đảm bảo có những trải nghiệm đặc biệt nhất.

Khám phá về lịch sử và lối kiến trúc ở Miếu Hòn Bà

Có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh lịch sử hình thành và phát triển của ngôi miếu này như sau:

Câu chuyện lịch sử của Miếu Hòn Bà

Tên gọi Miếu Bà hay Hòn Bà xuất phát từ cuối thế kỷ 17 khi người dân nơi đây tạo lập ngôi miếu thờ Thủy Long, mong cầu điều hòa khí hậu, cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên tâm đánh bắt cá.

Bà ở đây là ý chỉ vị Thủy Long thần nữ. Để có được ngôi miếu khang trang như hiện nay thì người dân Thắng Tam đã nhiều lần góp tiền sửa chữa và trùng tu nơi này.

Miếu Bà đã được dân làng thờ cúng trong suốt một thời gian dài. Vào năm 1939, đã xảy ra một câu chuyện khiến mọi người rất mực tin tưởng vào tính thiêng liêng của ngôi miếu.

Đó là một sĩ quan người Pháp tên Archinard đã ra lệnh nã 3 phát đại pháo vào miếu nhưng chỉ trúng một phát vào góc miếu, khiến cho miếu bị hư hại một phần.

Chỉ vài ngày sau đó, tên sĩ quan này đã mất mạng tại miếu do bất cẩn trong lúc sử dụng súng. Từ đó, người Pháp tin rằng miếu Bà hiển linh và chúng không dám phá hoại miếu nữa.

Đặc trưng kiến trúc của Miếu Hòn Bà

Cổng miếu và tòa chánh điện là 2 phần chính trong kiến trúc xây dựng của miếu. Cổng được làm bằng 2 trụ bê tông cốt sắt, phía trên có khắc dòng chữ “Lưỡng Long Chầu Nhật” theo lối cách điệu.

Tòa chánh điện được xây theo lối kiến trúc tứ trụ và hướng về phía Đông Nam. Các đặc trưng gồm 2 tầng tám mái, lợp ngói, sơn đỏ, bờ diềm mái và bờ nóc đều trang trí hình ảnh chim phượng cách điệu. Tầng trên là khối kiến trúc hình vuông với tỷ lệ nhỏ hơn tầng dưới để có thể chống lại cái nắng gay gắt của thành phố biển.

Thủy Long thần nữ (Mẫu Thoải) chuyên cai quản các miền sông nước là vị thần được thờ chính tại chánh điện. Người dân vùng biển tin rằng, vị thần này có mặt ở khắp mọi nơi để giúp đỡ mọi người khi đi qua các vùng sông nước.

Bên trong miếu thờ có bài trí bàn thờ 5 pho tượng Ngũ Hành Nương Nương. Theo quan niệm Phương Đông, đây là 5 vị thánh nữ tượng trưng cho 5 yếu tố vật chất cơ bản là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ để hình thành nên vũ trụ. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ tự này là mang giá trị nhân văn, tri ân và tưởng niệm.

Những điều cần lưu ý khi ghé thăm Miếu Hòn Bà

Để chuyến hành trình viếng thăm Miếu Hòn Bà được suôn sẻ, trọn vẹn, bạn cần lưu ý các vấn đề như sau:

Cần cẩn thận khi di chuyển đến Hòn Bà vì trên đường đi có rất nhiều mảnh hàu vỡ và đá sắc nhọn

Mặt đá khá trơn trượt, tốt nhất là mang giày để bảo vệ chân và tránh bị té ngã

Chú ý vấn đề chen lấn, xô đẩy khi có nhiều du khách khác cũng đến tham quan địa điểm này

Chọn trang phục kín đáo vì đây là một địa điểm mang tính tâm linh

Hãy chờ đến khi nước biển rút hẳn rồi mới bắt đầu di chuyển

Nên chuẩn bị sẵn nước uống và đồ ăn nhẹ cho chuyến hành trình khám phá Miếu Hòn Bà, đặc biệt không nên xả rác xuống biển để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Như vậy, Lead Travel vừa giới thiệu đến bạn nét đặc sắc của Miếu Hòn Bà và chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho những ai đang có ý định muốn đến tham quan địa điểm này.

Ngoài ra, nếu bạn muốn được trải nghiệm dịch vụ xe limousine đi Vũng Tàu chuyên nghiệp, cao cấp thì có thể tham khảo các chuyến xe của Lead Travel. Hãy liên hệ đến Hotline để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.